Menu

Sunday, November 4, 2012

Lật giở truyền thuyết Thành nhà Hồ


Trong làn sương mờ ảo

Năm 1397, Thành nhà Hồ được Hồ Quý Ly cho xây dựng. Hơn 600 năm sau công trình bằng đá đồ sộ này đã được UNESCO công nhận là di sản của toàn nhân loại. Suốt những năm qua, nhiều nhà nghiên cứu đã dày công tìm hiểu về những bí mật ẩn chứa tại tòa thành này. Nhưng cho đến giờ chưa một ai đưa ra được lời giải thích thấu đáo và cặn kẽ. Phủ lên Thành nhà Hồ vẫn là một màn sương mờ ảo của truyền thuyết với nhiều chi tiết nửa thực, nửa hư…Là một công trình tồn tại hàng chục thế kỷ, nhưng không hiểu vì lý do gì, các thư tịch cổ đầu thế kỷ XV đã không ghi chép kỹ lưỡng về việc xây dựng thành của Hồ Quý Ly. Việc này chỉ được nhắc đến với vài dòng trong một số bộ chính sử. Và vì thế, việc nghiên cứu thành phần nhiều khi phải dựa vào truyền thuyết được người dân lưu truyền qua bao đời…

"Định mệnh" một vương triều


(HNM) - Dời đô không phải chuyện hiếm trong lịch sử nhưng chỉ ở những thời khắc có tính quyết định tới vận mệnh một vương triều. Hồ Quí Ly, một nhà cải cách, ôm mộng kinh bang dựng thành An Tôn (Thành nhà Hồ), làm cuộc đổi dời, thế nhưng Quốc đô của nước Đại Ngu nhà Hồ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (1400-1407) với vai trò một trung tâm quân sự khiến "Anh hùng di hận kỷ thiên niên" (anh hùng để hận mấy ngàn năm).

Có một người anh hùng trong thơ Nguyễn Trãi


CAO VĂN ĐỊNH
Đó là Hồ Quý Ly (1336 -1407), người thất bại trong cuộc cải cách đất nước những năm ngắn ngủi của nhà Hồ (1400 - 1407). Hồ Quý Ly làm vua, tự xưng là Thánh Nguyên, rồi làm Thái thượng hoàng, đổi tên nước Đại Việt và tiến hành cuộc cải cách xã hội toàn diện và táo bạo(1). Tuy nhiên cuộc cải cách quá nôn nóng, chưa đủ điều kiện chín muồi, lại không hợp lòng dân nên nhà Hồ thất bại. Đất nước rơi vào tay nhà Minh xâm lược, muôn dân lâm vào cảnh lầm than, đó là cái kết cục bi thảm của nhà Hồ.


Sunday, October 21, 2012

Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ


Hàng trăm bút tích với nhiều nét chữ, ngôn ngữ, hình minh họa của Bác Hồ ghi dấu ấn những sự kiện quan trọng hay tình cảm với nhân dân, đồng chí đã cho người xem hiểu rõ hơn con người của vị Chủ tịch vĩ đại luôn sống mãi trong lòng dân.
Đó là nội dung cuộc triển lãm "Sưu tập tư liệu bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh" nhân kỷ niệm 66 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và 42 năm thực hiện Di chúc của Người vừa khai mạc ngày 1/9 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 7 Lê Lợi, TP Huế).
Hơn 100 trang tư liệu tiêu biểu có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 4 phần chính: Bút tích của Chủ tịch trong một số văn bản chính trị của Người; Bút tích của Chủ tịch trong một số bức thư, bài nói chuyện, Điện thăm hỏi; Bút tích của Chủ tịch trong một số tác phẩm văn học, báo chí, tranh vẽ minh họa của Người và kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Đảng bộ và nhân dân TT- Huế được lấy từ các bản sao của nhiều bảo tàng trên cả nước và kỷ vật cụ thể của Bác trao tặng.
Các bút tích của Người dưới nhiều dạng như bản nháp, bản gần chỉnh sửa, bản hoàn chỉnh, bản đánh máy hay những chữ ký tặng trên các bằng khen, ảnh, hiện vật trao tặng... Khá nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Trung đã được người viết thành thạo và nét chữ rất đẹp, rõ ràng.
Triển lãm đã làm toát lên thêm một phần quan trọng của con người Bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, phát triển nước nhà và tình yêu thương chan chứa đối với toàn quân, toàn dân.
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ

Thursday, October 18, 2012

đặt dấu hỏi về Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi

đặt dấu hỏi về Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi
Bách Việt trùng cửu - Nguồn http://blog.yahoo.com/bachviet-trungcuu/articles/987962/index

.


Cây có cội, người có tông. Những gì của ngày hôm nay bắt đầu từ ngày hôm qua. Con cháu được no ấm là nhờ phúc ấm của tổ tiên. Việc tìm hiểu, nhìn nhận lại cội gốc của mình là việc mà mỗi người không thể không làm.

Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu - Nghệ An nổi tiếng bởi đã sản sinh ra 3 thế hệ lãnh tụ của đất nước. Từ Hồ Quí Ly, Hồ Thơm đến Hồ Chí Minh đều là những nhà cải cách, nhà chính trị quân sự kiệt xuất. Tính cách và nhân cách đó còn truyền tới thế hệ con cháu sau này.

Thursday, October 11, 2012

Thành nhà Hồ: Phía sau câu chuyện di sản thế giới


 Ngày 16/6, tại khu di tích Thành nhà Hồ - Thanh Hóa đã diễn ra lễ trao bằng UNESCO nhằm chính thức ghi tên Thành nhà Hồ vào danh sách các di sản văn hóa của nhân loại. Tuy nhiên, từ cách thức tổ chức lễ đón nhận cho đến việc phục dựng đàn Nam Giao để phục vụ lễ đón nhận bằng di sản này có rất nhiều điều chưa phù hợp với từ "di sản".

Từ tráo rồng, thay cổng đón bằng UNESCO
Nét đặc sắc trong di tích Thành nhà Hồ nằm ở những bức tường thành và đặc biệt là chiếc cổng thành 3 vòm cửa được xây bằng những phiến đá nặng 10- 20 tấn được ghép vừa khít một cách tự nhiên mà không hề có chất kết dính.

Thành nhà Hồ: Tiềm năng di sản và du lịch


Thế là Thanh Hóa đã chính thức có một di sản thế giới. Mừng đấy nhưng cũng lo đấy, vì rằng gìn giữ và khai thác thành nhà Hồ như thế nào cho đúng tầm mức quả là một bài toán chẳng dễ chút nào.


Trong 5 di sản văn hóa thế giới của nước ta được UNESCO công nhận thì thành nhà Hồ là di sản được công nhận gần đây nhất, ngày 27 tháng 6 năm 2011. Cũng vì là sự kiện này trong dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sáng 22 tháng 11, ngay dưới chân thành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã cùng Liên chi hội Di sản văn hóa Lam Kinh tổ chức rầm rộ lễ hội. Chưa bao giờ thành nhà Hồ lại được đón tiếp các nhà văn hóa, các phóng viên báo chí đến dự với số lượng đông đảo đến thế. Nhiều gia tộc họ Hồ khắp nước cũng cử đại diện đến thắp hương tưởng nhớ.

Wednesday, October 10, 2012

Minh oan cho Hồ Quý Ly (câu chuyện nàng Bình Khương)

UNESCO công nhận Di tích Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa nhân loại có lẽ cũng là một cách tôn vinh và phần nữa minh oan cho nhà cách mạng Hồ Quý Ly, vị hoàng đế có "nhiệm kỳ" ngắn ngủi nhất của lịch sử Đại Việt.



Bao nhiêu là những định kiến nặng nề về việc hà khắc dựng xây thành quách cùng những cải cách kinh tế xã hội và học thuật này khác với vị vua này đã nhẹ nhõm sáng tỏ đi nhiều lắm! Hậu thế Đại Việt dường như thở phào kiểu Hồ Quý Ly công bảy tội ba vậy?

Monday, July 30, 2012

bàn về tư tưởng Nho giáo của Hồ Quý Ly

胡季犛 : 黎季犛
ĐẠO ĐỨC CÔNG PHU HAY CHÍNH TRỊ THỰC HÀNH
- bàn về tư tưởng Nho giáo của Hồ Quý Ly
Nguyễn Kim Sơn[1]

Hồ Quý Ly1336- 1407là nhân vật lịch sử đặc biệt và khá phức tạp. Việc đánh giá về Hồ Quý Ly xưa và nay rất khác nhau. Đã có khá nhiều các cuộc hội thảo, các chuyên luận, tiểu thuyết, tiểu luận, luận văn viết về Hồ Quý Ly, nhưng có vẻ như còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ, vấn đề còn cần tranh luận, tái tranh luận, nhận thức lại, và đương nhiên cần cả những cách đặt vấn đề khác, hướng tư duy khác về một vấn đề tưởng như đã cũ.
Các đánh giá về Hồ Quý Ly phức tạp vì tầm vóc lịch sử của ông lớn, trong sự nghiệp đó có cả hay cả dở, cả thành cả bại. Điều đó khiến cho người ở những thời đại khác nhau, góc nhìn khác nhau, mục tiêu khác nhau đã đánh giá ông theo những gì mà họ cảm nhận và tâm đắc. Đánh giá về hiện tượng Hồ Quý Ly là phức tạp, các ý kiến đánh giá trên phương diện tư tưởng của ông, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo của ông lại càng phức tạp. Trong cái đa dạng và phức tạp đó có thể nhận ra sự lúng túng do thiếu tư liệu cùng những cảm xúc trái chiều và dĩ nhiên thiếu cả một cái nhìn khách quan.
 Bài viết này điểm qua vài nét nổi bật của lịch sử nghiên cứu đánh giá tư tưởng của Hồ Quý Ly, cố gắng phân tích những nguyên nhân và động cơ của các cách đánh giá, nhìn tư tưởng Nho giáo của Hồ Quý Ly như một thực thể sống động với những gì mà con người ấy phải đối mặt, cách hành động và lựa chọn hành động, đồng thời cũng đặt tư tưởng Nho giáo của ông trong tổng thể tư tưởng Nho giáo trong lịch sử để định vị và nhìn nhận.

Hồ Quý Ly và sự ra đời Thành Nhà Hồ


(THO) - Từ năm 1370, Hồ Quý Ly với tư cách là cháu ngoại vua Trần Nghệ tông đã vươn lên khẳng định vị thế mới của mình bằng hàng loạt hoạt động trấn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân và gia nô. Sau khoảng 20 năm, trải qua 4 đời vua, vị thế của Hồ Quý Ly đã lên đến tột đỉnh “dưới một người, trên muôn vạn người”.



Hồ dynasty - wikipedia


The Hồ dynasty (Vietnamese: Nhà Hồ; Hán Việt: , Hồ Triều) in Vietnam was a short-lived seven-year reign of two emperors, Hồ Quý Ly in 1400 and his second son, Hồ Hán Thương, who reigned from 1400 to 1407. The practice of bequeathing the throne to a designated son (not simply passing it on to the eldest) was similar to what had happened in the previous Trần Dynasty and was meant to avoid sibling rivalry. Hồ Quý Ly's eldest son, Hồ Nguyên Trừng, played his part as the dynasty's military general.

Hồ Quý Ly - wikipedia

(chưa kiểm chứng)


Hồ Quý Ly (chữ Hán: 胡季犛; còn có tên là Lê Quý Ly 黎季犛; 13361407) là một vị vua Việt Nam, người đã tiến thân từ một đại thần dưới thời nhà Trần để khởi đầu nhà Hồ trong lịch sử Việt Nam. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng, nhưng bị thất bại trong việc hợp sức toàn dân chống lại cuộc xâm lăng của nhà Minh.

Một công trình độc đáo của Hồ Quý Ly ngoài thành Nhà Hồ


TP - Từ Thành Hồ, tòa thành đá kỳ vĩ vừa được UNESCO xếp hạng là Di sản văn hóa nhân loại xuôi theo đường 217 xuống mạn Nam hơn 10 km sẽ bắt gặp một công trình độc đáo nữa của Hồ Quý Ly. Đó là Ly Cung. Ly Cung bây giờ tàn tạ hoang phế nhưng có thời điểm Hồ Quý Ly định chọn là kinh đô của triều Hồ?
Một góc Ly cung nhà Hồ Ảnh: xuân ba
Một góc Ly cung nhà Hồ.  Ảnh: xuân ba.

Tên gọi Ly Cung

Chuyện tình của Hồ Quý Ly với cô thôn nữ

Triều Hồ tồn tại được 7 năm (1400 - 1407) với bao biến cố vã dẫn đến sụp đổ. Cha con Hồ Quý Ly và vợ ông bị nhà Minh bắt và đày sang Trung Quốc, từ đó những thông tin về họ Hồ được ít người biết và quan tâm đến.

Nhiều người nghĩ rằng con cháu dòng dõi Hồ Quý Ly ở nước ta không còn ai. Nhưng nay, những bất ngờ, bí ẩn về hậu duệ đời thứ 18 là Hồ Sỹ Phúc, 78 tuổi hiện đang sinh sống tại nhà 167, ngõ 2 đường Thanh Bình, Hà Đông (Hà Nội) được hé lộ phần nào.

Ghé một "vệ tinh" của thành Nhà Hồ - Đền thờ Trần Khát Chân


Thời điểm đón nhận danh hiệu Di sản thế giới, khách thập phương dồn đổ về Thành Hồ thể nào mà chả dừng chân ở một địa danh kế bên Đàn tế Nam Giao và Thành Hồ. Đó là Đền thiêng thờ danh tướng Trần Khát Chân, vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thời Trần (thống lĩnh thủy quân và bộ binh). Vị danh tướng ấy từng chém bay đầu danh tướng Chiêm Chế Bồng Nga, oái oăm thay lại rơi đầu dưới lưỡi gươm của tác giả Thành Hồ...

Đền thờ Trần Khát Chân.

Monday, July 23, 2012

LỄ CÚNG TẾ HỒ QUÝ LY – DIỄN LẠI HỘI ĐÚC SÚNG THẦN CÔNG TẠI THÀNH NHÀ HỒ


LỄ CÚNG TẾ HỒ QUÝ LY – DIỄN LẠI HỘI ĐÚC SÚNG THẦN CÔNG TẠI THÀNH NHÀ HỒ - Vĩnh Lộc Thanh hóa.

Ngày 22/11/2011 tại thành nhà Hồ Vĩnh Lộc, Thanh Hóa – Lễ tập dượt cho tháng 6 năm 2012 sẽ đón nhận Bằng công nhận Thành nhà Hồ là Di sản Văn hóa Thế giới.

          Chương trình biểu diễn văn nghệ xen lẫn trong buổi liên hoan ẩm thực chợ quê mà Ban Tổ chức của chủ đề : Thành nhà Hồ - Di sản văn háo nhân loại, đã thu hút rất nhiều khách mời và các vị đại biểu đến dự. 8 giờ 30 bắt đầu chho lễ tế cáo Hồ Quý Ly. Tham dư chó lãnh đạo của thỉnh Thanh Hóa, Sở, Ban, Ngành và đại diện cho tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, ông Hồ Quang Lợi, đại diện họ Hồ có Thiếu tướng Hồ Trọng Lâm, Phó Trưởng Ban LLHH Việt Nam, ông Hồ Huy, Phó Trưởng Ban LLHH Việt Nam, cùng các ông là đại diện cho các Ban chuyên môn, BLLHH các tỉnh thành phố. Những người được chọn mặc quần áo tế là các ông Hồ Huy, Hồ Thanh Tâm, Hồ Hiệu, Nguyên Hồ Toàn, Hồ Sỹ Phúc. Bắt đầu cho buổi lễ ngoài trời mưa nhẹ để chứng minh cho việcthiên thuận, nhân hòa trong việc cúng tế.

MỘT CÔNG TRÌNH ĐỘC ĐÁO CỦA HỒ QÚY LY NGOÀI THÀNH NHÀ HỒ (P.1)



TP - Từ Thành Hồ, tòa thành đá kỳ vĩ vừa được UNESCO xếp hạng là Di sản văn hóa nhân loại xuôi theo đường 217 xuống mạn Nam hơn 10 km sẽ bắt gặp một công trình độc đáo nữa của Hồ Quý Ly. Đó là Ly Cung. Ly Cung bây giờ tàn tạ hoang phế nhưng có thời điểm Hồ Quý Ly định chọn là kinh đô của triều Hồ?

Tên gọi Ly Cung
Năm đã xa ấy cùng đoàn cán bộ Sở Văn hóa thông tin Thanh Hóa về tham quan phế tích Ly Cung. Băn khoăn tên gọi Ly Cung thì được một vị giải thích rằng Hồ Quý Ly thấy triều Trần đã đến hồi mục ruỗng có ý đồ đảo chính để thay thế.
Động thái dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô nói lên tư tưởng ly khai. Sở dĩ có tên Ly Cung là thế! Nhưng một vị khác nhỏ nhẹ rằng không phải vậy. Ly là quẻ Ly, đâu như quẻ thứ 30 trong Kinh Dịch, một trong tám quẻ của bát quái.
Ly nghĩa là sáng chói, tỏa ra, phô trương ra ngoài. Ly là mặt trời. Hồ Quý Ly đặt tên cho cung Bảo Thanh thuở ấy là Ly Cung bao hàm nghĩa ấy!
Có vẻ như cách giải thích ấy thuận tai hơn? Sau này hỏi lại nhà sử học Trần Quốc Vượng, ông cũng nói na ná thế.
Đặc biệt ông còn nói thêm, Hồ Quý Ly có tư chất của một bậc vĩ nhân, một đại nhân! Rằng quẻ Ly là mặt trời, khí hoả. Dịch - Ly quái - tượng cũng viết: “Đại nhân tiếp tục chiếu sáng bốn phương”.
Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Quý Ly đặt tên cho cung Bảo Thanh ở đất Kim Âu xứ Thanh quê mình là Ly Cung. Nhưng những vĩ nhân đại nhân có tính khí này dễ tự cao huênh hoang, kiêu ngạo, hiếu chiến!

MỘT CÔNG TRÌNH ĐỘC ĐÁO CỦA HỒ QÚY LY NGOÀI THÀNH NHÀ HỒ

Hậu thế hoang mang là phải bởi công trình tòa thành đá xanh kỳ vĩ ấy kia, các kiến trúc sư đã đang và sẽ mệt óc tìm hiểu không biết cái phương thức thi công bằng kiểu gì? Tôi đồ rằng UNESCO vinh danh Thành Hồ là Di sản văn hóa nhân loại cũng là cái cách vinh danh vinh thăng và chiêu tuyết cho nhà cách mạng Hồ Quý Ly vậy?

    .

Những trận đánh khiến người phương Bắc kinh hồn bạt vía

(VTC News) - Đất nước Việt Nam nhỏ bé mà anh hùng. Trải ngàn năm Bắc thuộc mà không quỳ gối. Những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới cũng bị đánh đuổi. Người Việt Nam hiền hậu, nhưng hàng ngàn năm qua chẳng mấy khi được yên bình.

VTC News xin giới thiệu loạt bài viết của Nhà sử học Đặng Hùng, để chúng ta thêm tự hào về tổ tiên anh dũng của mình.

Bài 1: Nhà Tống muối mặt vì thất bại ê chề

Từ khi có lịch sử dân tộc, mở đầu bằng quốc gia Văn Lang, dân tộc ta đã kiên cường, bền bỉ chinh phục thiên nhiên, khai phá đất hoang, quai đê lấn biển và chống sự xâm lược của ngoại bang để tiếp tục sống và phát triển, bảo vệ quê hương đất nước.

Vua Lê Thánh Tông xưa đã từng căn dặn quần thần: “Một thước núi, một tấc sông của ta không nên vất bỏ... Nếu ngươi dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ (Vua Lê Lợi) mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di...” (ĐVSKTT-T2-NXBVHTT-Tr.344).

Thông qua những trang ghi chép của thư tịch cổ, chúng ta có quyền tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, xử lý khôn khéo, lúc cương lúc nhu trong chính sách đối ngoại của tổ tiên xưa.

Những trận đánh khiến người phương Bắc kinh hồn bạt vía
Tượng Lý Thường Kiệt trong Đại Nam Quốc Tự. 

Thursday, June 28, 2012

Tây Đô thành hoài cổ - chọn đất sai phong thủy [?]

Đời nay nhìn lại sẽ là giản đơn và thiếu khoa học nếu quy thất bại của nhà Hồ cho việc dời đô và chọn đất sai phong thủy. Nhưng theo các sử gia, trong số các nguyên nhân của thất bại, ít nhất có nguyên nhân “làm mất lòng dân”, mà việc dời đô góp một phần vào đó.

LTS: Gần đây nhiều nhà kiến trúc, phong thủy và lịch sử đã lên tiếng kiến giải sự yểu mệnh của một vài triều đại trong lịch sử Việt Nam liên quan đến yếu tố chọn đất xây thành. Có ý kiến cho rằng thế “rồng cuộn, hổ chầu” trong Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ bị hiểu sai hoặc vận dụng không đúng dẫn tới chuyện cả vương triều đặt trên vùng Âm trạch (tức là đất tốt để làm việc âm), thay vì Dương trạch.Phóng viên đã về tận Cao Bằng, Lạng Sơn và Thanh Hóa, tìm đến các di tích và vùng đất cổ, gặp gỡ những nhân chứng và các nhà phong thủy, lịch sử để tìm kiếm những giả thuyết khả dĩ giải mã sự yểu mệnh của nhà Hồ và nhà Mạc.


ĐÌNH TÁM MÁI - Thờ Bạch Y Công chúa - (Hồ Minh Hiệu)


Tại thôn Hoàng Nam, xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An có một ngôi đình tám mái
Với tầm nhìn chiến lược, thấy Nghệ An - Thanh Hoá là vùng đất có vị trí quan trọng, Hồ Quý Ly đã cho xây thành, sửa sang đưòng giao thông, nhất là đường thuỷ, như sông Bùng, nạo vét kênh nhà Lê, đào Khe Bùng lấy nước từ sông Hiếu (Nghĩa Đàn) về sông Giát và hệ thống sông Hoàng Mai để nối liền mạch máu giao thông thuỷ lợi quan trọng từ miền núi phía tây Nghệ An xuống đồng bằng.
                                               ĐÌNH TÁM MÁI
                                           Thờ Bạch Y Công chúa
Hồ Minh Hiệu

Wednesday, June 27, 2012

SỬ HỌ HỒ VIỆT NAM – Biên soạn: Hồ Bá Hiền

Văn phòng BLLHHVN giới thiệu các tập về Sử họ Hồ Việt Nam để bà con theo dõi và góp ý kiến, tiến tới xuất bản cuốn Sử họ Hồ chính thức.

 HỒ BÁ HIỀN Biên soạn
Lịch sử HỌ HỒ VIỆT NAM 

 Tập I (dự thảo) Nhà xuất bản …2010

Những tên gọi của Thành Nhà Hồ


Thành Nhà Hồ được xây dựng từ mùa xuân năm Đinh Sửu (1397) đến nay đã 594 năm.


Toà thành đá và vùng ngoại vi của nó đã từng là kinh đô thứ hai của vương triều Trần thế kỷ XIV và là quốc đô nước Đại Ngu, vương triều Hồ thế kỷ XV. Với tuổi đời gần 6 thế kỷ, Thành Nhà Hồ là chứng nhân lịch sử của biết bao diễn biến lịch sử, lúc hào hùng khi đau thương của đất nước và quê hương Thanh Hoá, nhất là vào 4 thế kỷ trước. Đến nay cổ thành một thời rực rỡ hào quang đang rơi dần vào cảnh u tịch của một phế tích lịch sử.
Dù đang là một phế tích lịch sử Thành Nhà Hồ vẫn là bảo vật quý giá của đất nước với những công trình kiến trúc đang còn với sự tồn tại gần 600 trăm năm, với sự thay đổi tên gọi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Có nhiều bí ẩn của toà thành cổ chưa được làm sáng tỏ...

Khai quật nghiên cứu đường Hoàng Gia khu vực cửa Nam - Di sản thế giới Thành Nhà Hồ


So với các thành cổ Việt Nam, con đường Hoàng Gia bước đầu xuất lộ có cấu trúc đá khá độc đáo, minh chứng cho công sức lớn lao của nhân dân Việt Nam dưới triều đại nhà Hồ. Nếu như ở thời nhà Trần con đường Hoa Chanh là một đặc trưng, thể hiện sự tinh tế, nghệ thuật thì với nhà Hồ sân nền và đường đá thể hiện một sự cách mạng về khoa học kỹ thuật xây dựng.

     Thực hiện Quyết định số 3247/QĐ-BVHTTDL ngày 13/10/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc khai quật khảo cổ, nghiên cứu đường Hòe Nhai (đường Hoàng Gia) thuộc khu vực cửa Nam - Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa; Đồng thời, thực hiện Quyết định số 3691/QĐ-UBND, ngày 09/11/2011 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt Dự án: Khai quật khảo cổ học đường Hoàng Gia tại khu vực cửa Nam, Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc. Từ ngày 14/12/2011, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Viện khảo cổ tiến hành khai quật nghiên cứu đường Hoàng Gia tại khu vực cửa Nam Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ với diện tích 1.500m2.            
 

Đàn Nam Giao thời nhà Hồ ở Thanh Hóa


Cũng như một số quốc gia Châu Á khác, trong các triều đại phong kiến Việt Nam, Đàn Nam Giao là một trong số những đàn tế quan trọng nhất. Chức năng chính của Đàn Nam Giao là nơi tế trời đất, cầu mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, Vương triều trường tồn, thịnh trị. Ngoài chức năng chính trên, đàn còn là nơi tế linh vị của các Hoàng đế đương triều, các vì sao và nhiều vị thần khác
Tế Nam Giao còn là lễ tạ ơn trời đất về sự hiện diện của vương triều, được coi là nghi lễ mang tính Cung đình, “là lễ của vương giả”. Vì vậy, Đàn Nam Giao trở thành một công trình kiến trúc Cung đình không thể thiếu, ít nhất là từ thế kỷ XII trở đi.

NG1

Khi Hồ Quý Ly trả lời phỏng vấn


Hồ Quý Ly chủ trương giải nghĩa Thư kinh, Thi nghĩa bằng chữ Nôm. Viết tựa sách Thi nghĩa bằng quốc ngữ theo ý riêng độc đáo của mình không theo quan điểm của Chu Hy mà các thức giả lẫn học giả đương thời lấy làm mẫu mực!
Đáp nhân vấn An Nam phong tụcDục vấn An Nam sựAn Nam phong tục thuầnY quan Đường chế độLễ nhạc Hán quân thầnNgọc ủng khai tân tửuKim đao chước tế lânNiên niên nhị tam nguyệt
Đào lý nhất ban xuân.
(Trả lời người phương Bắc hỏi về phong tục nước An NamAn Nam muốn hỏi rõPhong tục vốn thuần lươngLễ nhạc như tiền HánY quan giống thịnh ĐườngDao vàng cá vảy nhỏBình ngọc rượu lừng hươngMỗi độ mùa xuân tớiMận đào nở chật vườn.Bản dịch của Tuấn Nghi - Thơ văn Lý Trần Tập III, NXB KHXH  - Hà Nội 1978).

Monday, June 25, 2012

Bí ẩn đôi rồng đá mất đầu ở Thành nhà Hồ


- Một cách lý giải lưu truyền trong dân gian là do làng Xuân Giai thường xuyên bị cháy nhà, người dân cho rằng do rồng quay đầu về làng, đêm đêm phun lửa gây ra nên đã chặt đầu rồng trừ hậu họa...

3 tháng xây xong kinh thành đá độc nhất vô nhị

Thành nhà Hồ là một công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, một di sản biểu tượng tiêu biểu của những công trình thành cổ. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long- Hà Nội).
 
Đôi rồng đá bị cụt đầu hiện nay vẫn được đặt ở trung tâm tòa thành. Hai con rồng nằm song song hai bên đường đi xuyên qua thành nối từ cổng Nam lên cổng Bắc.

Thanh Hoá: Khai quật công trường khai thác đá cổ Thành nhà Hồ



Xem hình
Công trường khai quật đá xây dựng thành nhà Hồ
Nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu, đánh giá giá trị, đề xuất phương án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Thế giới Thành nhà Hồ, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Dự án khai quật công trường khai thác đá cổ tại núi An Tôn.

Khu vực núi An Tôn, nơi phát hiện công trường khai thác đá cổ xây Thành nhà Hồ
Khu vực núi An Tôn, nơi phát hiện công trường khai thác đá cổ xây Thành nhà Hồ

Hình ảnh linh thiêng trong ngày Đại lễ họ Hồ


viết bởi: hohonghean 

Trong những lần về dự lễ tế tổ tại Quỳnh Đôi cũng như tại Bào Đột tôi đã nhièu lần chứng kiến mỗi lần làm lễ xong là hương lại hóa và trong nhiều lần đó tôi đã chụp được những bức ảnh kỳ lạ, đám lửa như hình con rồng đang múa lượn trước bàn thờ tiên tổ. lúc về nhà mở máy ra xem ảnh tôi đã sững sờ dật mình trước những bức ảnh này. Xin được giới thiệu cùng bà con chiêm nghiệm những bức ảnh kỳ lạ này.

Chụp được ảnh Nguyên Tổ hiện linh


viết bởi: hohonghean 

MỘT BỨC ẢNH LẠ

Tìm tuổi pho từ điển cổ nhất VN


Thế rồi một hôm ngồi lẩm nhẩm tính các triều đại VN, bất ngờ tôi nhận ra: mình chưa hề động đến chữ húy đời nhà Hồ", giáo sư Thọ kế về việc từ quá trình tìm chữ húy "hỏa", ông lại phải bắt tay lập một phả hệ nhà Hồ trong điều kiện tư liệu hết sức hiếm hoi.
"Cuối cùng tôi vẫn lập được một phả hệ nhà Hồ sau nhiều đêm thức đến mờ mắt, chỉ có điều sau khi lập xong, nhìn khắp bảng phả hệ đều... không thấy một chữ hỏa nào! Nhưng sự tình cờ khi một hôm lần giở lại bộ Đại Việt sử ký toàn thư, đọc lại kỷ Thiếu Đế thì giật mình nhìn thấy trên tờ 33a ghi rõ ràng câu "Hán Thương tên cũ là "Hỏa". 



Giáo sư Ngô Đức Thọ
TTO - Có một pho từ điển Hán Nôm cổ nhất VN nằm lặng yên mấy chục năm trên giá sách của vị giáo sư già. Cho đến một hôm vì băn khoăn câu hỏi "đâu là quyển từ điển cổ nhất Việt Nam" mà vị giáo sư ấy đã quyết tìm cho ra niên đại bộ từ điển này.
Đó là hành trình của giáo sư Ngô Đức Thọ đi tìm niên đại cho pho sách Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa

Bảy bản sách
Theo thống kê của tiến sĩ Trần Xuân Ngọc Lan, hiện nay trên thế giới còn bảy bản sách Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa cả bản in và bản chép tay. Ở VN có một quyển hiện đang giữ tại thư viện của Viện nghiên cứu Hán Nôm, một quyển của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, một quyển của giáo sư Ngô Đức Thọ, một quyển của

Tuesday, June 19, 2012

Khánh thành khu mộ bà Hoàng Thị Loan

"vậy là mộ bà Hoàng Thị Loan được chuyển về chung với phần mộ của mộ cụ Hà Thị Hy (bà nội Hồ Chủ tịch)

Ngày 3/6, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã cùng với nhân dân Nghệ An và du khách thập phương cắt băng khánh thành khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

nguồn: vnexpress.net

Được khởi công từ tháng 7/2010, khu mộ bà Hoàng Thị Loan (1868-1901) được bảo tồn, tôn tạo có diện tích 65,2 ha với các hạng mục, như cổng đón và cổng kết, mộ cụ Hà Thị Hy (bà nội Hồ Chủ tịch), mộ bà Hoàng Thị Loan cùng hệ thống các chòi nghỉ và bậc thang đá lên xuống.
Mo ba Hoang Thi Loan
Cổng vào khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Nguyên Khoa.

Tu sửa giếng Ngự Dục ở Thanh Hóa


Ngày 3.3, TS Đỗ Quang Trọng - GĐ Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ (Thanh Hóa) - cho biết: Giếng Ngự Dục hay còn gọi là giếng Vua sau khi các nhà khảo cổ học phát hiện năm 2009 tại khu vực đàn tế Nam Giao ở khu vực núi Đốn Sơn (cách thành nhà Hồ khoảng 2km) đã được đầu tư khôi phục (ảnh).

nguồn: http://laodong.com.vn

Tu sửa giếng Ngự Dục ở Thanh Hóa

Monday, May 14, 2012

HÀNG HẢI NƯỚC VIỆT XƯA (PHẦN 1)


KHOẢNG TRỐNG VĂN HỌC DÂN TA: NHỮNG THÀNH TÍCH HÀNG HẢI
1 - Trong những thành tích hiển hách của tiền nhân
Ngày nay, trong những buổi lễ lạc, đa số các vị được lên diễn đàn để nói thì hầu hết đều ca tụng những chiến công hiển hách của của tiền nhân.

Sunday, May 13, 2012

Trống Đồng Việt Nam

Trống Đồng Việt Nam


Trống đồng Việt Nam phân bố ở nhiều nơi trên đất nước ta, từ Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn... đến Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Sông Bé, Khánh Hòa, Vũng Tàu... vào tận vùng hải đảo xa xôi Phú Quốc. Ngoài ra, bằng con đường giao lưu văn hóa hoặc trao đổi, trống đồng Việt Nam vượt biên giới đến những nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thailand, Malaysia...

Lăng Ba Vành là Đan Dương lăng của vua Quang Trung???




This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 853x553.

Hình 75: Hình vẽ phối cảnh lăng Ba Vành
Trên đây là một số tiêu chí lăng vua mà lăng Ba Vành đã hội đủ. Chưa kể qui mô bửu thành của lăng gấp 3, 4 lần qui mô lăng các chúa Nguyễn, và lăng cũng tọa lạc trên đồi được tạo tác thành ba tầng… là những bằng chứng đầy sức thuyết phục của giả thuyết: Lăng Ba Vành là Đan Dương lăng của vua Quang Trung. Trong bài tới chúng tôi sẽ công bố tiếp về 9 giao long hóa rồng rất độc đáo ở lăng Ba Vành, và motip giao long hóa rồng này triều Tây Sơn thường dùng để trang trí các tạo tác thuộc về cung đình. Chúng tôi sẽ chứng minh lăng Ba Vành là lăng vua bị quật phá, có ấn chứng trị tội của vua Nguyễn, bị yểm. Và chúng tôi cũng chứng minh lăng Ba Vành bị che giấu bằng cách thay đổi chức năng các cấu kiện, làm hồ sơ giả để đánh lạc hướng các nhà nghiên cứu. Rất mong các nhà nghiên cứu quan tâm vấn đề lăng Ba Vành. Các nhà nghiên cứu phủ định giả thuyết lăng Ba Vành là Đan Dương lăng, đã dựa vào những cơ sở không thuyết phục để vội kết luận lăng Ba Vành là lăng quan, rồi thờ ơ với ngôi lăng cổ có kiến trúc độc đáo, có giá trị lịch sử mỹ thuật như lăng Ba Vành, khiến các cơ quan hữu trách không có biện pháp bảo tồn di tích lịch sử quí hiếm lăng Ba Vành và lăng Ba Vành hoang tàn nhanh chóng.
Huế, tháng 3 - 2009.
Thay mặt nhóm nghiên cứu
Trần Viết Điền

Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng


BÙI MINH ĐỨC...Vua Minh Mạng (1791-1841) lúc sinh thời đã có đến 43 bà phi tần nhưng người vợ đầu tiên của vua là bà Hồ Thị Hoa (1791-1807). Bà nầy là một người hiếu đức hiền thục và cũng là con của một công thần nên Bà đã được Vua Gia Long và Thuận Thiên Hoàng Hậu tuyển chọn đưa vào cung Tiềm để hầu hạ cho Hoàng tử con mình...
Chứng bệnh hậu sản của bà Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng

LĂNG HIẾU ĐÔNG - Hoàng hậu Hồ Thị Hoa


LĂNG HIẾU ĐÔNG

Vị trí - Địa điểm:
Thuộc thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy

Wednesday, February 1, 2012

Phát hiện nhiều hiện vật có giá trị quanh Thành Nhà Hồ

Tiến sỹ Trần Anh Dũng (Viện Khảo cổ học Việt Nam) hiện đang chỉ đạo Tổ công tác phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ khai quật khảo cổ học tại một số công trường khai thác đá cổ quanh dãy núi An Tôn (xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hóa) và phát hiện nhiều hiện vật có niên đại cách đây hơn 610 năm.

Thành nhà Hồ: nhà dân xây bằng gạch đá di sản

TTCT - Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại. Tuy nhiên nếu lấy thành nhà Hồ làm tâm, trong phạm vi bán kính 1km có biết bao công trình dân dụng được xây bằng gạch đá lấy từ công trình kiến trúc 600 năm tuổi này.

Những tảng đá bí ẩn chờ "giải mã" ở thành nhà Hồ

Dù tồn tại trong thời gian ngắn ngủi dưới triều Hồ, nhưng đây là một công trình kiến trúc độc đáo, một biểu tượng kiệt xuất của những công trình thành cổ.

Công trình đá cổ đồ sộ, độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á – Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) từ lâu đã ẩn chứa những câu hỏi chưa lời đáp với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Cách đây hơn 600 năm các bậc tiền nhân đã xây dựng nó như thế nào, vận chuyển ra sao một khối lượng khổng lồ khoảng hơn 25.000 m³ đá, trọng lượng trung bình mỗi khối nặng từ 10 – 20 tấn, trong vòng 3 tháng về xây thành?
Tháng 7 vừa qua, chỉ sau 1 tháng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, các cán bộ chuyên môn của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đã phát hiện công trường khai thác đá cổ, những ẩn số cùng những huyền tích kỳ bí đang dần hé lộ.


Những tảng đá bí ẩn chờ giải mã ở thành nhà Hồ

Tuesday, January 31, 2012

Chưa tìm được mộ Hồ Nguyên Trừng

Chuyến đi tìm mộ của nhóm lưu học sinh Bắc Đại, Bắc Ngữ.



Tường thuật chuyến đi tìm mộ nhà bác học Hồ Nguyên Trừng
của nhóm lưu học sinh Bắc Đại, Bắc Ngữ.
30.11.2007
Hồ Nguyên Trừng (tức Lê Trừng) con vua Hồ Quý Ly, nhà bác học Việt Nam, người sáng chế ra súng thần công nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam và Trung Quốc. Khi nhà Minh xâm chiếm nước ta, có bắt ba cha con họ Hồ về Bắc Quốc, song vì Hồ Nguyên Trừng là bậc thông minh dĩnh tuệ, tài trí hơn người, nên vua Minh không những không trừng phạt mà còn cho làm Tả thị lang bộ Công (tương đương với chức thứ trưởng), rồi về sau lại thăng lên làm Thượng thư bộ Công (ngang với chức bộ trưởng ngày nay vậy). Hồ Nguyên Trừng vì nghịch cảnh mà gửi thân đất Bắc, nhưng lòng ông luôn đoái vọng trời Nam để rồi ngổn ngang tơ vò trăm mối. Như những đợt sóng lòng dồn dập, vỗ về theo những giấc mơ mòng, nỗi nhớ, niềm thương, và tất cả ký ức của ông già phương Nam ấy, cuối cùng đã chúng chú vào trong cuốn “Nam Ông mộng lục”, cũng là những dòng hoài niệm về cố quốc của vị bác học tài ba mà cuộc đời không kém phần dâu bể này.
Đoàn chúng tôi gồm Trần Quang Đức (Đại học Bắc Kinh), Nguyễn Trần Bảo Châu (Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh), Phó Đức Dương (Đại học Bắc Kinh), Nguyễn Tăng Nghị (Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh) và Trần Phước Sanh (Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh) cả thảy năm người.
30.11.2007 tức 21 tháng 10 âm.

Thành nhà Hồ: Kiệt tác kiến trúc bằng đá

Viết bởi THỦY PHƯƠNG  

 Trong bài viết này, chỉ xin nói đến giá trị của thành đá, một công trình kiến trúc bằng đá độc đáo được nhà Hồ xây dựng với tốc độ đáng nể, chỉ trong vòng 3 tháng.


 

Nguyễn An, kiến trúc sư tài ba chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh


Nguyễn An, kiến trúc sư tài ba chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh,công trình trị thủy sông Hoàng Hà

Phát hiện mỏ đá xây thành nhà Hồ


Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ, Thanh Hóa vừa tìm thấy địa điểm được cho là nơi khai thác đá để xây thành nhà Hồ, di sản thế giới.

Ảnh do viện khảo cổ cung cấp
Đá được tìm thấy tại giống với phiến đá trong thành nhà Hồ. Ảnh do viện khảo cổ cung cấp


Những tên gọi của Thành Nhà Hồ

1. Thành An Tôn. 
2. Tây Đô 
3. Quốc đô nước Đại Ngu.
4. thành phủ Thanh Hoá. 
5. Tây Kinh, Tây Đô, Tây Việt Kinh. 
6. Thạch Thành. 
7. thành Tây Nhai, Tây Giai. 
8. Thành Nhà Hồ.


   Thành Nhà Hồ được xây dựng từ mùa xuân năm Đinh Sửu (1397) đến nay đã 594 năm.

Huyền bí Thành nhà Hồ

Huyền bí Thành nhà Hồ, Tin tức trong ngày, thanh nha ho, thanh hoa, lich su, tin tuc, tin hot, tin hay  (Tin tuc) - Rồi cả chuyện chưa kịp chép trong chính sử mà mỗi bận về Thành nhà Hồ, nghe mấy cụ cao niên kể lại đã nhiều lần mà lần nào nghe cũng hãi, cũng thích luôn như mới rằng mỗi bận sập chiều thuở xây thành, người ta nhặt được hàng thúng ngón tay đứt rơi ra từ những hiệp những kíp thợ hối hả quần quật làm đá trong ngày!

Thành nhà Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới


Hôm 27.6, UNESCO đã công nhận Thành nhà Hồ (hay còn gọi là Thành Tây Đô, Thành An Tôn, Thành Tây Giai) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là di sản văn hóa thế giới.

 Năm 1397, trước nguy cơ đất nước xảy ra chiến tranh với nhà Minh, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn xây thành thủ hiểm. Thành được xây dựng ở khoảng giữa sông Mã và sông Bưởi, phía bắc có núi Thổ Tượng, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía đông có núi Hắc Khuyển, phía nam là nơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía tây về và sông Bưởi chảy tới.

Khảo sát đưa thành nhà Hồ thành di sản văn hóa thế giới

Ngày 23/1, khảo sát di tích thành nhà Hồ (Thanh Hóa), 21 đoàn ngoại giao cùng đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam đã đánh giá cao kiến trúc cũng như vị trí lịch sử của công trình này.

Đoàn đã đến thăm thực địa tại di sản thành nhà Hồ, di tích đàn tế Nam Giao và các di tích vệ tinh. UBND tỉnh Thanh Hóa đã giới thiệu những thông tin cần thiết về giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thành nhà Hồ.
Kết thúc chuyến thăm, bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam, cho biết rất ấn tượng về công trình thành nhà Hồ, đàn tế Nam Giao, giếng vua ở quần thể di tích này. “Cá nhân tôi rất ấn tượng với người xưa trong việc gắn những phiến đá lớn lại với nhau mà không cần đến một chất kết dính nào trong một khoảng thời gian rất ngắn”, bà Marin chia sẻ.
thanhnhaho
Vụ Văn hóa đối ngoại – UNESCO Việt Nam đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để trình UNESCO xem xét, công nhận thành nhà Hồ là di sản văn hoá thế giới. Ảnh: Lam Sơn.

Di dời gấp nhiều hộ dân quanh khu vực Thành nhà Hồ

TT - Ngày 26-7, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết Phó chủ tịch UBND tỉnh Vương Văn Việt vừa có ý kiến chỉ đạo UBND huyện Vĩnh Lộc gấp rút thực hiện di dời 21 hộ dân (ba hộ ở cổng thành phía nam, một hộ ở cổng thành phía bắc, 17 hộ ở khu vực đàn tế Nam giao thuộc Thành nhà Hồ) và các nhà tạm trong nội thành.

Hành trình tìm mộ Hồ Quý Ly: Quán khách khôn cầm tóc trắng xanh...

Trên đường sang Trung Quốc, nhà khảo cổ học Đỗ Đình Truật và đại diện bà con họ Hồ đã mang theo một số trầu cau với ý định sẽ bày cúng trên vùng Lão Hổ Sơn (Nam Kinh) để tưởng nhớ Hồ Quý Ly và những người họ Hồ chết tha phương. Nhưng khi đáp xuống sân bay Bắc Kinh, hải quan tại đó đã tịch thu số trầu cau nói trên...


Như đã đề cập ở bài trước, vùng Lão Hổ Sơn có rất nhiều ngôi mộ vô chủ, không có bia ký, không có người chăm nom. Theo nhiều bô lão ở một làng họ Hồ cách đó không xa, thì những mồ vô chủ ấy là của người Việt chết chôn, còn con cháu họ đã phiêu dạt làm ăn nhiều nơi mấy trăm năm rồi, không thấy ai về hương khói nữa. Lục tìm trên các ngọn đồi hắt hiu kia, ông Đỗ Đình Truật phát hiện một ngôi mộ với tấm bia ghi rõ người mất họ Hồ, tên Hồ Văn Hải.
Mộ Hồ Văn Hải ở vùng Lão Hổ Sơn - Ảnh do ông Đỗ Đình Truật cung cấp
Mộ Hồ Văn Hải ở vùng Lão Hổ Sơn - Ảnh do ông Đỗ Đình Truật cung cấp

Lá số tử vi của Hồ Quý Ly Người của những "số một" định mệnh…

Cổng phía bắc thành nhà Hồ hiện nay (ở Thanh Hóa). Ảnh: Đỗ Đình Truật

Hồ Quý Ly mất năm nào? Đến nay nhiều tác giả khi viết tiểu sử của ông tuy đề năm mất vào 1407 nhưng lại đánh dấu hỏi đằng sau con số ấy (1407?). Có nghĩa: đó chỉ là năm phỏng định chứ chưa hẳn đúng như thế.


Nếu căn cứ năm mất như phỏng định trên, thì Hồ Quý Ly chết ngay trong năm bị nhà Minh bắt giải về Trung Quốc - tức vào năm Đinh Hợi, ở tuổi 71, với các thuyết khác nhau. Xem thế, ngày tháng và năm mất của ông vẫn còn là dấu hỏi lơ lửng, khiếm khuyết. Chúng tôi đem dấu hỏi trên, cùng mấy câu thơ về lá số tử vi của Hồ Quý Ly, đặt ra với một nhà báo đồng nghiệp lớn tuổi có mặt trong buổi gặp gỡ tại tư gia của nhà khảo cổ học Đỗ Đình Truật và được nghe nhà báo này trao đổi, gợi mở thân mật:

Lá số tử vi của Hồ Quý Ly

Việc lên đường tìm kiếm mộ Hồ Quý Ly (cùng những người trong gia tộc họ Hồ bị quân Minh bắt về Trung Quốc) không chỉ là công việc của riêng các nhà hoạt động văn hóa, khảo cổ, mà còn là ước nguyện của bà con các tông phái họ Hồ sinh sống khắp Việt Nam...


Cái chết của Hồ Quý Ly sau khi bị giam tại Nam Kinh ra sao đến nay chưa ai dám khẳng định rõ ràng. Sử nhà Minh và một số tài liệu tìm được tại các thư viện ở Bắc Kinh, Nam Kinh, Quảng Tây thì vẫn ghi chép chung chung, chứ không thông tin minh bạch về ngày giờ, năm tháng cũng như những chi tiết về phút lâm chung, nhất là mộ táng Hồ Quý Ly nằm ở nơi nào.
Một trong những ngôi chùa ở Trung Quốc có thờ các thiền sư người Việt - Ảnh do đoàn tìm mộ Hồ Quý Ly chụp
Một trong những ngôi chùa ở Trung Quốc có thờ các thiền sư người Việt - Ảnh do đoàn tìm mộ Hồ Quý Ly chụp
Chúng tôi đem điều đó ra hỏi một số nhà nghiên cứu chuyên ngành sử học, văn học, và tình cờ trong một buổi chiều đầu thu năm nay - Canh Dần 2010 - chúng tôi được tiếp chuyện với một nhà chiêm tinh học, đồng thời là nhà nghiên cứu gia phả học (xin viết tắt tên vị ấy là H.T), để nghe ông nói về lá số tử vi của Hồ Quý Ly với đôi điều là lạ ghi dưới đây:

Hành trình tìm mộ Hồ Quý Ly: Từ Lão Hổ Sơn bùi ngùi nhìn lại : PHẦN 3

“Lặn lội sang xứ người không chỉ để tìm mộ của Hồ Quý Ly, mà còn tìm nơi chôn cất của các danh nhân Việt Nam từng sống tha phương rồi chết bên ấy nữa...”.
(Thanh Niên Online)



Ông Đỗ Đình Truật trên đường đi tìm mộ Hồ Quý Ly - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hành trình tìm mộ Hồ Quý Ly: Đến vùng mộ táng Lão Hổ Sơn : PHẦN 2

Cách thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) khoảng 20 cây số có một vùng núi âm u, vắng vẻ với các bãi tha ma chập chùng trong cỏ dại, đã trải nhiều thế kỷ mộ táng - đó là vùng Lão Hổ Sơn - nơi nhà khảo cổ học Đỗ Đình Truật và những cộng sự của ông đoán định có mộ cổ của vua Hồ Quý Ly.
(Thanh Niên Online)



Nhà khảo

Hành trình tìm mộ Hồ Quý Ly: Từ những giấc mộng lạ : PHẦN 1

Hồ Quý Ly là vị vua đầu tiên của nhà Hồ, một nhân vật với những cải cách táo bạo hồi thế kỷ 14. Đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về ông, song điều mà tất cả đều rõ: Hồ Quý Ly là người dấn thân vào chính trường suốt hơn 30 năm và quyết liệt chống quân Minh xâm lược. Cuối đời ông bị giặc bắt giải về Trung Quốc và mất bên ấy, chưa rõ được chôn nơi nào...
(Thanh Niên Online)

Hồ Hán Thương (?-?)

Hồ Hán Thương (?-?)

Hồ Hán Thương (?-?) là con thứ của Hồ Quý Ly, em Hồ Nguyên Trừng, (không rõ năm sinh, năm mất), vua thứ hai và cũng là vua cuối cùng của nhà Hồ, cai trị nước Đại Ngu từ năm 1401 đến 1407.
Tháng 2 -1400, Hồ Quý Ly lật đổ Trần Thiếu Đế, tự lập làm vua. Hồ Hán Thương là con thứ của vua Hồ Quý Ly và Công chúa Huy Ninh - con gái vua Trần Nghệ Tông. Quý Ly rất quy và muốn lập Hán Thương làm Thái tử, nhưng chưa quyết định hẳn, bèn ra câu đối để xem chí khí của hai người con. Quý Ly trỏ vào nghiên mực, đọc:
“Thử nhất quyền kỳ thạch, hữu thời vi vân vi vũ dĩ nhuận sinh dân”
(Phiến đá kỳ lạ này, có lúc làm mây làm mưa để làm tươi mát cho sinh dân).