Tại thôn Hoàng Nam, xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An có một ngôi đình tám mái
Với tầm nhìn chiến lược, thấy Nghệ An - Thanh Hoá là vùng đất có vị trí quan trọng, Hồ Quý Ly đã cho xây thành, sửa sang đưòng giao thông, nhất là đường thuỷ, như sông Bùng, nạo vét kênh nhà Lê, đào Khe Bùng lấy nước từ sông Hiếu (Nghĩa Đàn) về sông Giát và hệ thống sông Hoàng Mai để nối liền mạch máu giao thông thuỷ lợi quan trọng từ miền núi phía tây Nghệ An xuống đồng bằng.
Với tầm nhìn chiến lược, thấy Nghệ An - Thanh Hoá là vùng đất có vị trí quan trọng, Hồ Quý Ly đã cho xây thành, sửa sang đưòng giao thông, nhất là đường thuỷ, như sông Bùng, nạo vét kênh nhà Lê, đào Khe Bùng lấy nước từ sông Hiếu (Nghĩa Đàn) về sông Giát và hệ thống sông Hoàng Mai để nối liền mạch máu giao thông thuỷ lợi quan trọng từ miền núi phía tây Nghệ An xuống đồng bằng.
ĐÌNH TÁM MÁI
Thờ Bạch Y Công chúa
Hồ Minh Hiệu
( Hải Phòng)
Tại thôn Hoàng
Với tầm nhìn chiến lược, thấy Nghệ An - Thanh Hoá là vùng đất có vị trí quan trọng, Hồ Quý Ly đã cho xây thành, sửa sang đưòng giao thông, nhất là đường thuỷ, như sông Bùng, nạo vét kênh nhà Lê, đào Khe Bùng lấy nước từ sông Hiếu (Nghĩa Đàn) về sông Giát và hệ thống sông Hoàng Mai để nối liền mạch máu giao thông thuỷ lợi quan trọng từ miền núi phía tây Nghệ An xuống đồng bằng.
Lệnh ban ra phải hoàn thành gấp, hàng ngàn dân phu lao dịch phải làm suốt ngày, đêm. Sự đói khổ, bệnh tật, dồn ép đã làm hàng trăm người chết mà kênh vẫn chưa đào xong.
Lúc bấy giờ các quan trong triều phải tập trung lo việc quốc sự, Hồ Quý Ly đã cử con gái mình là Bạch Y Công chúa trực tiếp trông coi, đốc thúc và động viên, khuyến khích dân phu đào kênh. Công chúa tận mắt chứng kiến nỗi khổ của dân phu, nên vô cùng thương xót, Nàng bèn bày cho dân phu hái nhiều lá “ cây máu chó” ném xuống đầu nguồn kênh, sau nhiều ngày ngấm nước lá này rỉ ra một thức nước đỏ như máu. Nàng về thưa với Vua Cha là dân phu đào phải cổ Rồng, Rồng quằn quại nên dân phu không đào xong kênh.
Sự việc bị phát giác, Hồ Quý Ly tức giận đã giết con gái mình một cách không thương tiếc. Vô cùng thương cảm, nhân dân dã truyền lại những câu thơ nói về cái chết của Nàng, như sau:
“ Thương Nàng phận gái thơ non
Mới mười tám tuổi
vừa tròn bóng trăng
…………
Thương nàng lắm lắm nàng ơi
Bởi vì kênh sắt đào rồi không xong
Giết con mà lấy uy lòng
Oan con, con chịu mà sông không thành”
Tương truyền, sau khi chết, oan hồn Bạch Y Công chúa thường xuyên hiển linh phảng phất dọc kênh để giúp những người gặp nạn.
Theo sách “Tục thờ thần và Thần tích Nghệ An” của Ninh Viết Giao, thì linh hồn của Bạch Y công chúa đã cứu giúp Lê Lợi thoát nạn trong cuộc khởi nghĩa đánh quân nhà Minh.
Bạch Y công chúa khi còn sống đã là người nhân hậu, hết lòng thương dân và vì dân. Khi đã quy tiên, người vẫn âm phù nhân dân và đất nước luôn cường thịnh. Công đức đó mãi mãi được khắc sâu ghi nhớ trong tâm thức của nhân dân. Do đó nhân dân trong vùng và nhiều nơi với lòng tôn kính đã lập lăng mộ, Đền thờ để tưởng nhớ tôn thờ công lao, ân huệ của Nàng, nhằm thể hiện đạo lý” Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt
Theo các cụ xưa kể lại, thì lúc đầu Đền thờ Bạch Y Công Chúa được dân làng đã góp công góp sức xây dựng ba gian nhà bằng tranh tre để thờ phụng Nàng.
Năm 1897, cụ Phan Văn Khuê ( thường gọi là Quan Điển) về thăm thấy Đền thờ bị hư hỏng, nên cụ đã cung tiến, vận động nhân dân đóng góp và quyết định xây dựng lại Đền thờ năm 1900, được sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân, Đền được khởi dựng mở rộng thành Đình trong niềm hứng khởi của nhân dân làng Hoàng Hà. Đền thờ Bạch Y Công Chúa được xây dựng theo kiến trúc cổ kính, đồ sộ vào hàng bậc nhất thời bấy giờ, đến nay vẫn còn nguyên vẹn giá trị hiếm có ở Việt Nam vừa có giá trị lịch sử - văn hoá, vừa có giá trị lịch sử - kiến trúc.
Hai câu đối còn lưu truyền:
“ Linh tích Thiên thu truyền bất ngũ
Sùng tự nhất thốc ngững di cao”
Nghĩa là:
Dấu tích linh thiêng
truyền lại ngàn năm
Tôn sùng miếu mạo
sáng ngời điều răn
Hoặc là câu:
“Ngật nhi lâu dài tân điện cựu
Nguy nga miếu mạo cổ kim lưu”
Nghĩa là:
“ Ngắm nhìn đình mới trên nền đất cũ
Nguy nga miếu mạo lừng lấy xưa nay”
Bà được các thời Vua ban tặng sắc phong:
1- Vua Duy Tân ban sắc phong:
“Dực bảo Trung hưng Đại càn quốc gia Nam Hải. Tứ vỵ thượng đẳng thần, trai thục dực bảo Trung hưng Bạch Y Công Chúa. Hiển ứng trung đẳng thần”( Duy tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật)
2- Vua Khải Định ban sắc phong:
“ Tòng tiền phụng sự, nguyên tăng trinh phi, trai tịnh trang hay, dực bảo trung hưng Bạch Y Công Chúa Linh ứng thượng đẳng thần, hộ quốc tý dân.”
(Khải Định cửu niên thất nguyệt, nhị thập nhật))
Ngày 24/12/2008, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 5853 – QĐ – UBND - VX về việc công nhận “ Di tích lịch sử- Văn hoá Đình Tám Mái” thờ Bạch Y Công Chúa. tại thôn Hoàng
(theo tư liệu BQL Di tích- Nghệ An.
Ghi chú:
Nghệ An có hai miếu thờ công chúa Bạch Y: Một ở Núi Trường Sơn, xã Tăng Thành, Yên Thành. Hai ở xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc.
nguồn: http://hohovietnam.vn
Hồ Thanh Tâm (Theo Bản tin họ Hồ Việt Nam số 30)
No comments:
Post a Comment