Menu

Sunday, October 21, 2012

Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ


Hàng trăm bút tích với nhiều nét chữ, ngôn ngữ, hình minh họa của Bác Hồ ghi dấu ấn những sự kiện quan trọng hay tình cảm với nhân dân, đồng chí đã cho người xem hiểu rõ hơn con người của vị Chủ tịch vĩ đại luôn sống mãi trong lòng dân.
Đó là nội dung cuộc triển lãm "Sưu tập tư liệu bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh" nhân kỷ niệm 66 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và 42 năm thực hiện Di chúc của Người vừa khai mạc ngày 1/9 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 7 Lê Lợi, TP Huế).
Hơn 100 trang tư liệu tiêu biểu có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 4 phần chính: Bút tích của Chủ tịch trong một số văn bản chính trị của Người; Bút tích của Chủ tịch trong một số bức thư, bài nói chuyện, Điện thăm hỏi; Bút tích của Chủ tịch trong một số tác phẩm văn học, báo chí, tranh vẽ minh họa của Người và kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Đảng bộ và nhân dân TT- Huế được lấy từ các bản sao của nhiều bảo tàng trên cả nước và kỷ vật cụ thể của Bác trao tặng.
Các bút tích của Người dưới nhiều dạng như bản nháp, bản gần chỉnh sửa, bản hoàn chỉnh, bản đánh máy hay những chữ ký tặng trên các bằng khen, ảnh, hiện vật trao tặng... Khá nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Trung đã được người viết thành thạo và nét chữ rất đẹp, rõ ràng.
Triển lãm đã làm toát lên thêm một phần quan trọng của con người Bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, phát triển nước nhà và tình yêu thương chan chứa đối với toàn quân, toàn dân.
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Thư Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) gửi cho một Việt Kiều ở Marseille (Pháp) nhằm thu nhập tài liệu trong nước để tuyên truyền - ngày 27/11/1920 (Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Thư Nguyễn Ái Quốc gửi Trung ương Đảng cộng sản Pháp 7/1923 (Nguồn tài liệu viết tay, tiếng Pháp, lưu tại Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng)
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Tranh đả kích do Bác vẽ đăng báo Le Paria số 26 tháng 6/1924
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi đồng bào về việc mua báo Le Paria (Người cùng khổ), 28/5/1923 (Nguồn: Bản chụp tiếng Pháp, bà Dominique de Miscault tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh, TT-Huế năm 2010)
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Trò lố hay Varen và Phan Bội Châu - Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc đăng báo Người cùng khổ số 36-37 tháng 9-10/1925
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Tác phẩm “Đường Cách Mệnh”
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
“Nhật ký trong tù”
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Thư Bác gửi Văn phòng đại diện Đảng cộng sản Mỹ (27/2/1930)
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Bút tích của Bác in trên báo “Việt Nam độc lập” - Cơ quan tuyên truyền của Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng năm 1941
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác (19/12/1946) - Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ông Hoàng Hữu Nam (tức Phan Bôi (1911-1947) Thứ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì của ông Phan Văn Bang (Thừa Thiên HUế) có bút tích chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Bút tích bài thơ “Nguyên tiêu” bằng chữ Hán của Bác, 1948
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện bài thơ “Quế Lâm phong cảnh ca” bằng chữ Hán
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Bút tích của Người vịnh phong cảnh Thái Hồ khi Người đi công tác qua tỉnh Thái Hồ (Trung Quốc) tháng 5/1961 - Trích tác phẩm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bút danh và bút tích” - Nxb VHTT - 2007
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Bút tích Bác về ông Lê Đình Cao, Kiều bào Tân Thế giới có tinh thần đóng góp xây dựng quê hương, 1964
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Bút tích trong thời kỳ Hiệp định Giơ-Ne-Vơ, 1954
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Thư Bác gửi động viên tinh thần làm việc cán bộ công nhân mỏ Lào Cai, 1959
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Bút tích của Bác viết về sự hy sinh của liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, năm 1965
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Tiểu đội 11 cô gái sông Hương (Huế) đọc thơ Bác tặng, 1968
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Bác gửi nhà thơ Huy Cận sau khi Người đọc xong tập thơ, 1963
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Thư Bác gửi thiếu nhi Liên Xô, 1961
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Thư Bác gửi Nhi đồng Toàn quốc dịp Tết Trung Thu (2/10/1950)
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh có bút tích đề tặng ông Nguyễn Phi Phụng (Thừa Thiên Huế)
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Lời ghi cảm tưởng của Bác trong sổ vàng điện Kremli, dịp Người sang thăm Liên Xô, 13/7/1955
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Bút tích của Chủ tịch tại sổ vàng Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (20/1/1960)
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Thư Bác gửi cảm ơn đồng bào về việc đã nhận được bộ truyện Tây Du Ký (27/11/1922) (Nguồn: Bản chụp bút tích tiếng Việt, bà Dominique de Miscault tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh, TT-Huế năm 2010)
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Thư Chủ tịch gửi các chiến sĩ Bình dân học vụ (8/1948) về việc diệt giặc dốt
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Một phần bài báo của Chủ tịch “Nâng cao đạo đức Cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” ngày 3/2/1969
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Chân dung Người có chữ ký và bút tích của Người đề tặng ông Hà Văn Lâu - Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (19/5/1950) (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế)
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (9/1969)
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Từ chiếc máy chữ này, Người đã dồn hết tâm lực soạn thảo nhiều văn kiện quan trọng quan hệ đến vận mệnh của Tổ quốc.
Theo Dân Trí
========================================
Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, quân dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến trong điều kiện tương quan lực lượng chênh lệch giữa ta và địch. Quân đội ta còn thiếu kinh nghiệm trong chiến thuật, kỹ thuật, vũ khí thô sơ, lạc hậu, bộ đội thiếu ăn, thiếu mặc, phải đối đầu với quân đội Pháp là quân đội chính quy, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại. Bên cạnh đó, trong thời kỳ đầu toàn quốc kháng chiến, cuộc chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt, đặc biệt ở các đô thị, vì vậy, nhiều người đã bị thương, hy sinh - là những thương binh, liệt sĩ. Đó là những người đã cống hiến xương máu và phần đời sống của mình vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân
Do vậy, việc chăm sóc cả về tinh thần lẫn vật chất để phần nào bù đắp cho những mất mát mà thương binh, liệt sĩ và thân nhân của họ phải trải qua là một hoạt động cần thiết, có ý nghĩa hết sức lớn lao, thể hiện sự “đền ơn đáp nghĩa”, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đồng thời cũng chính là sự động viên kịp thời quân dân ta trong kháng chiến. Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 84-Bis tuyên dương công trạng cho các chiến sĩ bị tử trận trong khi chiến đấu giành nền độc lập cho tổ quốc. Sắc lệnh ghi rõ “Các chiến sĩ trong khi chiến đấu dành nền độc lập cho nước Việt Nam mà bị tử trận, bị thương hoặc có chiến công anh dũng, đều được tuyên dương công trạng trong quân đội”. Đồng thời, “những chiến sĩ bị tàn tật và cha mẹ vợ con của những chiến sĩ tử trận phải được biệt đãi ở các địa phương”. Tiếp đến, ngày 16/02/1947, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại ký ban hành Sắc lệnh số 20-SL đặt ra chế độ “hưu bổng thương tật” và “tiền tuất cho thân nhân tử sĩ”. Đây là những Sắc lệnh đầu tiên đặt ra và thực hiện những chế độ, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, cũng như khẳng định vị trí, tầm quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta.
Hơn nữa, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là cuộc kháng chiến trường kỳ, tự lực cánh sinh, dù không mong muốn nhưng không tránh khỏi những hy sinh, mất mát và số người bị thương vong sẽ nhiều hơn theo chiều dài của cuộc kháng chiến. Đời sống của những thương binh, thân nhân của họ và của những gia đình liệt sĩ gặp rất nhiều khó khăn. Với nhiều gia đình, những thương binh, liệt sĩ vừa là điểm tựa tinh thần đồng thời là trụ cột của gia đình. Do vậy, trước yêu cầu thiết thực đối với đời sống của những người có công với cách mạng, để công tác thương binh, liệt sĩ được thực hiện một cách thống nhất, không dừng lại ở việc thực hiện chế độ trợ cấp, mà hơn nữa, là tạo mọi điều kiện để thương bệnh binh được chăm sóc đầy đủ, được hưởng chế độ, chính sách, còn sức lao động họ lại được tiếp tục cống hiến…Do đó, cần có tổ chức lãnh đạo, thực hiện. Ngày 19/7/1947, theo quyết định của Hội đồng Chính phủ, Bộ Thương binh Cựu binh được thành lập, là cơ quan của Chính phủ đảm nhiệm công tác thương binh, liệt sĩ mà trước đó thuộc chức năng của Phòng Thương binh thuộc Chính trị Cục, Bộ Quốc phòng.
Để Bộ Thương binh Cựu binh hoạt động và phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện công tác đối với thương binh, liệt sĩ, sau khi thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành các Sắc lệnh quy định về tổ chức của Bộ Thương binh Cựu binh: Sắc lệnh số 92-SL ngày 03/10/1947 về việc cử các nhân viên trong văn phòng và phòng sự vụ của Bộ Thương binh Cựu binh; Sắc lệnh số 101-SL ngày 03/10/1947 thành lập Sở Thương binh cựu binh và Ty Thương binh cựu binh trong mỗi khu kháng chiến. Sắc lệnh số 613-SLĐB ngày 03/10/1947 quy định tổ chức của Bộ Thương binh Cựu binh. Những Sắc lệnh này ra đời là cơ sở thực hiện đồng bộ trên cả nước chế độ, chính sách đền ơn đáp nghĩa của Đảng, Nhà nước, nhân dân đối với những người có công với cách mạng. Thương binh, gia đình liệt sĩ phần nào được động viên, chia sẻ và bớt đi những mất mát mà họ đã, đang phải trải qua. Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ đã trở thành một đạo lý cách mạng, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, được Đảng, Nhà nước, nhân dân hết sức quan tâm, thực hiện.
Ngày nay, trải qua những lần tách, sáp nhập, theo quyết định số 782/HĐNN ngày 16/2/1987 của Hội đồng Nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội được thành lập, là cơ quan của Chính phủ đảm nhiệm chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Nhân kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu những Sắc lệnh đầu tiên về tổ chức Bộ Thương binh Cựu binh năm 1947, hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, hồ sơ 05. Những Sắc lệnh này được đánh máy trên nền giấy màu nâu. Cuối mỗi Sắc lệnh có bút tích chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 
 
1. Sắc lệnh số 92-SL ngày 03/10/1947 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc cử các nhân viên trong văn phòng và phòng sự vụ của Bộ Thương binh Cựu binh.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, hồ sơ 05, tờ 166

 

2. Sắc lệnh số 101-SL ngày 03/10/1947 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Sở Thương binh cựu binh và Ty Thương binh cựu binh trong mỗi khu kháng chiến.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, hồ sơ 05, tờ 175
 
 
 
3. Sắc lệnh số 613-SLĐB ngày 03/10/ 1947 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định tổ chức của Bộ Thương binh Cựu binh. 
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, hồ sơ 05, tờ 187, 188, 189
Lê Thị Lý -Trung tâm Lưu trữ quốc gia III



xem thêm:

No comments:

Post a Comment