Menu

Thursday, June 28, 2012

Tây Đô thành hoài cổ - chọn đất sai phong thủy [?]

Đời nay nhìn lại sẽ là giản đơn và thiếu khoa học nếu quy thất bại của nhà Hồ cho việc dời đô và chọn đất sai phong thủy. Nhưng theo các sử gia, trong số các nguyên nhân của thất bại, ít nhất có nguyên nhân “làm mất lòng dân”, mà việc dời đô góp một phần vào đó.

LTS: Gần đây nhiều nhà kiến trúc, phong thủy và lịch sử đã lên tiếng kiến giải sự yểu mệnh của một vài triều đại trong lịch sử Việt Nam liên quan đến yếu tố chọn đất xây thành. Có ý kiến cho rằng thế “rồng cuộn, hổ chầu” trong Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ bị hiểu sai hoặc vận dụng không đúng dẫn tới chuyện cả vương triều đặt trên vùng Âm trạch (tức là đất tốt để làm việc âm), thay vì Dương trạch.Phóng viên đã về tận Cao Bằng, Lạng Sơn và Thanh Hóa, tìm đến các di tích và vùng đất cổ, gặp gỡ những nhân chứng và các nhà phong thủy, lịch sử để tìm kiếm những giả thuyết khả dĩ giải mã sự yểu mệnh của nhà Hồ và nhà Mạc.


ĐÌNH TÁM MÁI - Thờ Bạch Y Công chúa - (Hồ Minh Hiệu)


Tại thôn Hoàng Nam, xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An có một ngôi đình tám mái
Với tầm nhìn chiến lược, thấy Nghệ An - Thanh Hoá là vùng đất có vị trí quan trọng, Hồ Quý Ly đã cho xây thành, sửa sang đưòng giao thông, nhất là đường thuỷ, như sông Bùng, nạo vét kênh nhà Lê, đào Khe Bùng lấy nước từ sông Hiếu (Nghĩa Đàn) về sông Giát và hệ thống sông Hoàng Mai để nối liền mạch máu giao thông thuỷ lợi quan trọng từ miền núi phía tây Nghệ An xuống đồng bằng.
                                               ĐÌNH TÁM MÁI
                                           Thờ Bạch Y Công chúa
Hồ Minh Hiệu

Wednesday, June 27, 2012

SỬ HỌ HỒ VIỆT NAM – Biên soạn: Hồ Bá Hiền

Văn phòng BLLHHVN giới thiệu các tập về Sử họ Hồ Việt Nam để bà con theo dõi và góp ý kiến, tiến tới xuất bản cuốn Sử họ Hồ chính thức.

 HỒ BÁ HIỀN Biên soạn
Lịch sử HỌ HỒ VIỆT NAM 

 Tập I (dự thảo) Nhà xuất bản …2010

Những tên gọi của Thành Nhà Hồ


Thành Nhà Hồ được xây dựng từ mùa xuân năm Đinh Sửu (1397) đến nay đã 594 năm.


Toà thành đá và vùng ngoại vi của nó đã từng là kinh đô thứ hai của vương triều Trần thế kỷ XIV và là quốc đô nước Đại Ngu, vương triều Hồ thế kỷ XV. Với tuổi đời gần 6 thế kỷ, Thành Nhà Hồ là chứng nhân lịch sử của biết bao diễn biến lịch sử, lúc hào hùng khi đau thương của đất nước và quê hương Thanh Hoá, nhất là vào 4 thế kỷ trước. Đến nay cổ thành một thời rực rỡ hào quang đang rơi dần vào cảnh u tịch của một phế tích lịch sử.
Dù đang là một phế tích lịch sử Thành Nhà Hồ vẫn là bảo vật quý giá của đất nước với những công trình kiến trúc đang còn với sự tồn tại gần 600 trăm năm, với sự thay đổi tên gọi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Có nhiều bí ẩn của toà thành cổ chưa được làm sáng tỏ...

Khai quật nghiên cứu đường Hoàng Gia khu vực cửa Nam - Di sản thế giới Thành Nhà Hồ


So với các thành cổ Việt Nam, con đường Hoàng Gia bước đầu xuất lộ có cấu trúc đá khá độc đáo, minh chứng cho công sức lớn lao của nhân dân Việt Nam dưới triều đại nhà Hồ. Nếu như ở thời nhà Trần con đường Hoa Chanh là một đặc trưng, thể hiện sự tinh tế, nghệ thuật thì với nhà Hồ sân nền và đường đá thể hiện một sự cách mạng về khoa học kỹ thuật xây dựng.

     Thực hiện Quyết định số 3247/QĐ-BVHTTDL ngày 13/10/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc khai quật khảo cổ, nghiên cứu đường Hòe Nhai (đường Hoàng Gia) thuộc khu vực cửa Nam - Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa; Đồng thời, thực hiện Quyết định số 3691/QĐ-UBND, ngày 09/11/2011 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt Dự án: Khai quật khảo cổ học đường Hoàng Gia tại khu vực cửa Nam, Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc. Từ ngày 14/12/2011, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Viện khảo cổ tiến hành khai quật nghiên cứu đường Hoàng Gia tại khu vực cửa Nam Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ với diện tích 1.500m2.            
 

Đàn Nam Giao thời nhà Hồ ở Thanh Hóa


Cũng như một số quốc gia Châu Á khác, trong các triều đại phong kiến Việt Nam, Đàn Nam Giao là một trong số những đàn tế quan trọng nhất. Chức năng chính của Đàn Nam Giao là nơi tế trời đất, cầu mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, Vương triều trường tồn, thịnh trị. Ngoài chức năng chính trên, đàn còn là nơi tế linh vị của các Hoàng đế đương triều, các vì sao và nhiều vị thần khác
Tế Nam Giao còn là lễ tạ ơn trời đất về sự hiện diện của vương triều, được coi là nghi lễ mang tính Cung đình, “là lễ của vương giả”. Vì vậy, Đàn Nam Giao trở thành một công trình kiến trúc Cung đình không thể thiếu, ít nhất là từ thế kỷ XII trở đi.

NG1

Khi Hồ Quý Ly trả lời phỏng vấn


Hồ Quý Ly chủ trương giải nghĩa Thư kinh, Thi nghĩa bằng chữ Nôm. Viết tựa sách Thi nghĩa bằng quốc ngữ theo ý riêng độc đáo của mình không theo quan điểm của Chu Hy mà các thức giả lẫn học giả đương thời lấy làm mẫu mực!
Đáp nhân vấn An Nam phong tụcDục vấn An Nam sựAn Nam phong tục thuầnY quan Đường chế độLễ nhạc Hán quân thầnNgọc ủng khai tân tửuKim đao chước tế lânNiên niên nhị tam nguyệt
Đào lý nhất ban xuân.
(Trả lời người phương Bắc hỏi về phong tục nước An NamAn Nam muốn hỏi rõPhong tục vốn thuần lươngLễ nhạc như tiền HánY quan giống thịnh ĐườngDao vàng cá vảy nhỏBình ngọc rượu lừng hươngMỗi độ mùa xuân tớiMận đào nở chật vườn.Bản dịch của Tuấn Nghi - Thơ văn Lý Trần Tập III, NXB KHXH  - Hà Nội 1978).

Monday, June 25, 2012

Bí ẩn đôi rồng đá mất đầu ở Thành nhà Hồ


- Một cách lý giải lưu truyền trong dân gian là do làng Xuân Giai thường xuyên bị cháy nhà, người dân cho rằng do rồng quay đầu về làng, đêm đêm phun lửa gây ra nên đã chặt đầu rồng trừ hậu họa...

3 tháng xây xong kinh thành đá độc nhất vô nhị

Thành nhà Hồ là một công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, một di sản biểu tượng tiêu biểu của những công trình thành cổ. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long- Hà Nội).
 
Đôi rồng đá bị cụt đầu hiện nay vẫn được đặt ở trung tâm tòa thành. Hai con rồng nằm song song hai bên đường đi xuyên qua thành nối từ cổng Nam lên cổng Bắc.

Thanh Hoá: Khai quật công trường khai thác đá cổ Thành nhà Hồ



Xem hình
Công trường khai quật đá xây dựng thành nhà Hồ
Nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu, đánh giá giá trị, đề xuất phương án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Thế giới Thành nhà Hồ, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Dự án khai quật công trường khai thác đá cổ tại núi An Tôn.

Khu vực núi An Tôn, nơi phát hiện công trường khai thác đá cổ xây Thành nhà Hồ
Khu vực núi An Tôn, nơi phát hiện công trường khai thác đá cổ xây Thành nhà Hồ

Hình ảnh linh thiêng trong ngày Đại lễ họ Hồ


viết bởi: hohonghean 

Trong những lần về dự lễ tế tổ tại Quỳnh Đôi cũng như tại Bào Đột tôi đã nhièu lần chứng kiến mỗi lần làm lễ xong là hương lại hóa và trong nhiều lần đó tôi đã chụp được những bức ảnh kỳ lạ, đám lửa như hình con rồng đang múa lượn trước bàn thờ tiên tổ. lúc về nhà mở máy ra xem ảnh tôi đã sững sờ dật mình trước những bức ảnh này. Xin được giới thiệu cùng bà con chiêm nghiệm những bức ảnh kỳ lạ này.

Chụp được ảnh Nguyên Tổ hiện linh


viết bởi: hohonghean 

MỘT BỨC ẢNH LẠ

Tìm tuổi pho từ điển cổ nhất VN


Thế rồi một hôm ngồi lẩm nhẩm tính các triều đại VN, bất ngờ tôi nhận ra: mình chưa hề động đến chữ húy đời nhà Hồ", giáo sư Thọ kế về việc từ quá trình tìm chữ húy "hỏa", ông lại phải bắt tay lập một phả hệ nhà Hồ trong điều kiện tư liệu hết sức hiếm hoi.
"Cuối cùng tôi vẫn lập được một phả hệ nhà Hồ sau nhiều đêm thức đến mờ mắt, chỉ có điều sau khi lập xong, nhìn khắp bảng phả hệ đều... không thấy một chữ hỏa nào! Nhưng sự tình cờ khi một hôm lần giở lại bộ Đại Việt sử ký toàn thư, đọc lại kỷ Thiếu Đế thì giật mình nhìn thấy trên tờ 33a ghi rõ ràng câu "Hán Thương tên cũ là "Hỏa". 



Giáo sư Ngô Đức Thọ
TTO - Có một pho từ điển Hán Nôm cổ nhất VN nằm lặng yên mấy chục năm trên giá sách của vị giáo sư già. Cho đến một hôm vì băn khoăn câu hỏi "đâu là quyển từ điển cổ nhất Việt Nam" mà vị giáo sư ấy đã quyết tìm cho ra niên đại bộ từ điển này.
Đó là hành trình của giáo sư Ngô Đức Thọ đi tìm niên đại cho pho sách Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa

Bảy bản sách
Theo thống kê của tiến sĩ Trần Xuân Ngọc Lan, hiện nay trên thế giới còn bảy bản sách Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa cả bản in và bản chép tay. Ở VN có một quyển hiện đang giữ tại thư viện của Viện nghiên cứu Hán Nôm, một quyển của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, một quyển của giáo sư Ngô Đức Thọ, một quyển của

Tuesday, June 19, 2012

Khánh thành khu mộ bà Hoàng Thị Loan

"vậy là mộ bà Hoàng Thị Loan được chuyển về chung với phần mộ của mộ cụ Hà Thị Hy (bà nội Hồ Chủ tịch)

Ngày 3/6, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã cùng với nhân dân Nghệ An và du khách thập phương cắt băng khánh thành khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

nguồn: vnexpress.net

Được khởi công từ tháng 7/2010, khu mộ bà Hoàng Thị Loan (1868-1901) được bảo tồn, tôn tạo có diện tích 65,2 ha với các hạng mục, như cổng đón và cổng kết, mộ cụ Hà Thị Hy (bà nội Hồ Chủ tịch), mộ bà Hoàng Thị Loan cùng hệ thống các chòi nghỉ và bậc thang đá lên xuống.
Mo ba Hoang Thi Loan
Cổng vào khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Nguyên Khoa.

Tu sửa giếng Ngự Dục ở Thanh Hóa


Ngày 3.3, TS Đỗ Quang Trọng - GĐ Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ (Thanh Hóa) - cho biết: Giếng Ngự Dục hay còn gọi là giếng Vua sau khi các nhà khảo cổ học phát hiện năm 2009 tại khu vực đàn tế Nam Giao ở khu vực núi Đốn Sơn (cách thành nhà Hồ khoảng 2km) đã được đầu tư khôi phục (ảnh).

nguồn: http://laodong.com.vn

Tu sửa giếng Ngự Dục ở Thanh Hóa