Menu

Sunday, October 21, 2012

Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ


Hàng trăm bút tích với nhiều nét chữ, ngôn ngữ, hình minh họa của Bác Hồ ghi dấu ấn những sự kiện quan trọng hay tình cảm với nhân dân, đồng chí đã cho người xem hiểu rõ hơn con người của vị Chủ tịch vĩ đại luôn sống mãi trong lòng dân.
Đó là nội dung cuộc triển lãm "Sưu tập tư liệu bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh" nhân kỷ niệm 66 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và 42 năm thực hiện Di chúc của Người vừa khai mạc ngày 1/9 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 7 Lê Lợi, TP Huế).
Hơn 100 trang tư liệu tiêu biểu có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 4 phần chính: Bút tích của Chủ tịch trong một số văn bản chính trị của Người; Bút tích của Chủ tịch trong một số bức thư, bài nói chuyện, Điện thăm hỏi; Bút tích của Chủ tịch trong một số tác phẩm văn học, báo chí, tranh vẽ minh họa của Người và kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Đảng bộ và nhân dân TT- Huế được lấy từ các bản sao của nhiều bảo tàng trên cả nước và kỷ vật cụ thể của Bác trao tặng.
Các bút tích của Người dưới nhiều dạng như bản nháp, bản gần chỉnh sửa, bản hoàn chỉnh, bản đánh máy hay những chữ ký tặng trên các bằng khen, ảnh, hiện vật trao tặng... Khá nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Trung đã được người viết thành thạo và nét chữ rất đẹp, rõ ràng.
Triển lãm đã làm toát lên thêm một phần quan trọng của con người Bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, phát triển nước nhà và tình yêu thương chan chứa đối với toàn quân, toàn dân.
Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ

Thursday, October 18, 2012

đặt dấu hỏi về Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi

đặt dấu hỏi về Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi
Bách Việt trùng cửu - Nguồn http://blog.yahoo.com/bachviet-trungcuu/articles/987962/index

.


Cây có cội, người có tông. Những gì của ngày hôm nay bắt đầu từ ngày hôm qua. Con cháu được no ấm là nhờ phúc ấm của tổ tiên. Việc tìm hiểu, nhìn nhận lại cội gốc của mình là việc mà mỗi người không thể không làm.

Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu - Nghệ An nổi tiếng bởi đã sản sinh ra 3 thế hệ lãnh tụ của đất nước. Từ Hồ Quí Ly, Hồ Thơm đến Hồ Chí Minh đều là những nhà cải cách, nhà chính trị quân sự kiệt xuất. Tính cách và nhân cách đó còn truyền tới thế hệ con cháu sau này.

Thursday, October 11, 2012

Thành nhà Hồ: Phía sau câu chuyện di sản thế giới


 Ngày 16/6, tại khu di tích Thành nhà Hồ - Thanh Hóa đã diễn ra lễ trao bằng UNESCO nhằm chính thức ghi tên Thành nhà Hồ vào danh sách các di sản văn hóa của nhân loại. Tuy nhiên, từ cách thức tổ chức lễ đón nhận cho đến việc phục dựng đàn Nam Giao để phục vụ lễ đón nhận bằng di sản này có rất nhiều điều chưa phù hợp với từ "di sản".

Từ tráo rồng, thay cổng đón bằng UNESCO
Nét đặc sắc trong di tích Thành nhà Hồ nằm ở những bức tường thành và đặc biệt là chiếc cổng thành 3 vòm cửa được xây bằng những phiến đá nặng 10- 20 tấn được ghép vừa khít một cách tự nhiên mà không hề có chất kết dính.

Thành nhà Hồ: Tiềm năng di sản và du lịch


Thế là Thanh Hóa đã chính thức có một di sản thế giới. Mừng đấy nhưng cũng lo đấy, vì rằng gìn giữ và khai thác thành nhà Hồ như thế nào cho đúng tầm mức quả là một bài toán chẳng dễ chút nào.


Trong 5 di sản văn hóa thế giới của nước ta được UNESCO công nhận thì thành nhà Hồ là di sản được công nhận gần đây nhất, ngày 27 tháng 6 năm 2011. Cũng vì là sự kiện này trong dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sáng 22 tháng 11, ngay dưới chân thành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã cùng Liên chi hội Di sản văn hóa Lam Kinh tổ chức rầm rộ lễ hội. Chưa bao giờ thành nhà Hồ lại được đón tiếp các nhà văn hóa, các phóng viên báo chí đến dự với số lượng đông đảo đến thế. Nhiều gia tộc họ Hồ khắp nước cũng cử đại diện đến thắp hương tưởng nhớ.

Wednesday, October 10, 2012

Minh oan cho Hồ Quý Ly (câu chuyện nàng Bình Khương)

UNESCO công nhận Di tích Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa nhân loại có lẽ cũng là một cách tôn vinh và phần nữa minh oan cho nhà cách mạng Hồ Quý Ly, vị hoàng đế có "nhiệm kỳ" ngắn ngủi nhất của lịch sử Đại Việt.



Bao nhiêu là những định kiến nặng nề về việc hà khắc dựng xây thành quách cùng những cải cách kinh tế xã hội và học thuật này khác với vị vua này đã nhẹ nhõm sáng tỏ đi nhiều lắm! Hậu thế Đại Việt dường như thở phào kiểu Hồ Quý Ly công bảy tội ba vậy?