Menu

Monday, July 30, 2012

bàn về tư tưởng Nho giáo của Hồ Quý Ly

胡季犛 : 黎季犛
ĐẠO ĐỨC CÔNG PHU HAY CHÍNH TRỊ THỰC HÀNH
- bàn về tư tưởng Nho giáo của Hồ Quý Ly
Nguyễn Kim Sơn[1]

Hồ Quý Ly1336- 1407là nhân vật lịch sử đặc biệt và khá phức tạp. Việc đánh giá về Hồ Quý Ly xưa và nay rất khác nhau. Đã có khá nhiều các cuộc hội thảo, các chuyên luận, tiểu thuyết, tiểu luận, luận văn viết về Hồ Quý Ly, nhưng có vẻ như còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ, vấn đề còn cần tranh luận, tái tranh luận, nhận thức lại, và đương nhiên cần cả những cách đặt vấn đề khác, hướng tư duy khác về một vấn đề tưởng như đã cũ.
Các đánh giá về Hồ Quý Ly phức tạp vì tầm vóc lịch sử của ông lớn, trong sự nghiệp đó có cả hay cả dở, cả thành cả bại. Điều đó khiến cho người ở những thời đại khác nhau, góc nhìn khác nhau, mục tiêu khác nhau đã đánh giá ông theo những gì mà họ cảm nhận và tâm đắc. Đánh giá về hiện tượng Hồ Quý Ly là phức tạp, các ý kiến đánh giá trên phương diện tư tưởng của ông, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo của ông lại càng phức tạp. Trong cái đa dạng và phức tạp đó có thể nhận ra sự lúng túng do thiếu tư liệu cùng những cảm xúc trái chiều và dĩ nhiên thiếu cả một cái nhìn khách quan.
 Bài viết này điểm qua vài nét nổi bật của lịch sử nghiên cứu đánh giá tư tưởng của Hồ Quý Ly, cố gắng phân tích những nguyên nhân và động cơ của các cách đánh giá, nhìn tư tưởng Nho giáo của Hồ Quý Ly như một thực thể sống động với những gì mà con người ấy phải đối mặt, cách hành động và lựa chọn hành động, đồng thời cũng đặt tư tưởng Nho giáo của ông trong tổng thể tư tưởng Nho giáo trong lịch sử để định vị và nhìn nhận.

Hồ Quý Ly và sự ra đời Thành Nhà Hồ


(THO) - Từ năm 1370, Hồ Quý Ly với tư cách là cháu ngoại vua Trần Nghệ tông đã vươn lên khẳng định vị thế mới của mình bằng hàng loạt hoạt động trấn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân và gia nô. Sau khoảng 20 năm, trải qua 4 đời vua, vị thế của Hồ Quý Ly đã lên đến tột đỉnh “dưới một người, trên muôn vạn người”.



Hồ dynasty - wikipedia


The Hồ dynasty (Vietnamese: Nhà Hồ; Hán Việt: , Hồ Triều) in Vietnam was a short-lived seven-year reign of two emperors, Hồ Quý Ly in 1400 and his second son, Hồ Hán Thương, who reigned from 1400 to 1407. The practice of bequeathing the throne to a designated son (not simply passing it on to the eldest) was similar to what had happened in the previous Trần Dynasty and was meant to avoid sibling rivalry. Hồ Quý Ly's eldest son, Hồ Nguyên Trừng, played his part as the dynasty's military general.

Hồ Quý Ly - wikipedia

(chưa kiểm chứng)


Hồ Quý Ly (chữ Hán: 胡季犛; còn có tên là Lê Quý Ly 黎季犛; 13361407) là một vị vua Việt Nam, người đã tiến thân từ một đại thần dưới thời nhà Trần để khởi đầu nhà Hồ trong lịch sử Việt Nam. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng, nhưng bị thất bại trong việc hợp sức toàn dân chống lại cuộc xâm lăng của nhà Minh.

Một công trình độc đáo của Hồ Quý Ly ngoài thành Nhà Hồ


TP - Từ Thành Hồ, tòa thành đá kỳ vĩ vừa được UNESCO xếp hạng là Di sản văn hóa nhân loại xuôi theo đường 217 xuống mạn Nam hơn 10 km sẽ bắt gặp một công trình độc đáo nữa của Hồ Quý Ly. Đó là Ly Cung. Ly Cung bây giờ tàn tạ hoang phế nhưng có thời điểm Hồ Quý Ly định chọn là kinh đô của triều Hồ?
Một góc Ly cung nhà Hồ Ảnh: xuân ba
Một góc Ly cung nhà Hồ.  Ảnh: xuân ba.

Tên gọi Ly Cung

Chuyện tình của Hồ Quý Ly với cô thôn nữ

Triều Hồ tồn tại được 7 năm (1400 - 1407) với bao biến cố vã dẫn đến sụp đổ. Cha con Hồ Quý Ly và vợ ông bị nhà Minh bắt và đày sang Trung Quốc, từ đó những thông tin về họ Hồ được ít người biết và quan tâm đến.

Nhiều người nghĩ rằng con cháu dòng dõi Hồ Quý Ly ở nước ta không còn ai. Nhưng nay, những bất ngờ, bí ẩn về hậu duệ đời thứ 18 là Hồ Sỹ Phúc, 78 tuổi hiện đang sinh sống tại nhà 167, ngõ 2 đường Thanh Bình, Hà Đông (Hà Nội) được hé lộ phần nào.

Ghé một "vệ tinh" của thành Nhà Hồ - Đền thờ Trần Khát Chân


Thời điểm đón nhận danh hiệu Di sản thế giới, khách thập phương dồn đổ về Thành Hồ thể nào mà chả dừng chân ở một địa danh kế bên Đàn tế Nam Giao và Thành Hồ. Đó là Đền thiêng thờ danh tướng Trần Khát Chân, vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thời Trần (thống lĩnh thủy quân và bộ binh). Vị danh tướng ấy từng chém bay đầu danh tướng Chiêm Chế Bồng Nga, oái oăm thay lại rơi đầu dưới lưỡi gươm của tác giả Thành Hồ...

Đền thờ Trần Khát Chân.

Monday, July 23, 2012

LỄ CÚNG TẾ HỒ QUÝ LY – DIỄN LẠI HỘI ĐÚC SÚNG THẦN CÔNG TẠI THÀNH NHÀ HỒ


LỄ CÚNG TẾ HỒ QUÝ LY – DIỄN LẠI HỘI ĐÚC SÚNG THẦN CÔNG TẠI THÀNH NHÀ HỒ - Vĩnh Lộc Thanh hóa.

Ngày 22/11/2011 tại thành nhà Hồ Vĩnh Lộc, Thanh Hóa – Lễ tập dượt cho tháng 6 năm 2012 sẽ đón nhận Bằng công nhận Thành nhà Hồ là Di sản Văn hóa Thế giới.

          Chương trình biểu diễn văn nghệ xen lẫn trong buổi liên hoan ẩm thực chợ quê mà Ban Tổ chức của chủ đề : Thành nhà Hồ - Di sản văn háo nhân loại, đã thu hút rất nhiều khách mời và các vị đại biểu đến dự. 8 giờ 30 bắt đầu chho lễ tế cáo Hồ Quý Ly. Tham dư chó lãnh đạo của thỉnh Thanh Hóa, Sở, Ban, Ngành và đại diện cho tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, ông Hồ Quang Lợi, đại diện họ Hồ có Thiếu tướng Hồ Trọng Lâm, Phó Trưởng Ban LLHH Việt Nam, ông Hồ Huy, Phó Trưởng Ban LLHH Việt Nam, cùng các ông là đại diện cho các Ban chuyên môn, BLLHH các tỉnh thành phố. Những người được chọn mặc quần áo tế là các ông Hồ Huy, Hồ Thanh Tâm, Hồ Hiệu, Nguyên Hồ Toàn, Hồ Sỹ Phúc. Bắt đầu cho buổi lễ ngoài trời mưa nhẹ để chứng minh cho việcthiên thuận, nhân hòa trong việc cúng tế.

MỘT CÔNG TRÌNH ĐỘC ĐÁO CỦA HỒ QÚY LY NGOÀI THÀNH NHÀ HỒ (P.1)



TP - Từ Thành Hồ, tòa thành đá kỳ vĩ vừa được UNESCO xếp hạng là Di sản văn hóa nhân loại xuôi theo đường 217 xuống mạn Nam hơn 10 km sẽ bắt gặp một công trình độc đáo nữa của Hồ Quý Ly. Đó là Ly Cung. Ly Cung bây giờ tàn tạ hoang phế nhưng có thời điểm Hồ Quý Ly định chọn là kinh đô của triều Hồ?

Tên gọi Ly Cung
Năm đã xa ấy cùng đoàn cán bộ Sở Văn hóa thông tin Thanh Hóa về tham quan phế tích Ly Cung. Băn khoăn tên gọi Ly Cung thì được một vị giải thích rằng Hồ Quý Ly thấy triều Trần đã đến hồi mục ruỗng có ý đồ đảo chính để thay thế.
Động thái dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô nói lên tư tưởng ly khai. Sở dĩ có tên Ly Cung là thế! Nhưng một vị khác nhỏ nhẹ rằng không phải vậy. Ly là quẻ Ly, đâu như quẻ thứ 30 trong Kinh Dịch, một trong tám quẻ của bát quái.
Ly nghĩa là sáng chói, tỏa ra, phô trương ra ngoài. Ly là mặt trời. Hồ Quý Ly đặt tên cho cung Bảo Thanh thuở ấy là Ly Cung bao hàm nghĩa ấy!
Có vẻ như cách giải thích ấy thuận tai hơn? Sau này hỏi lại nhà sử học Trần Quốc Vượng, ông cũng nói na ná thế.
Đặc biệt ông còn nói thêm, Hồ Quý Ly có tư chất của một bậc vĩ nhân, một đại nhân! Rằng quẻ Ly là mặt trời, khí hoả. Dịch - Ly quái - tượng cũng viết: “Đại nhân tiếp tục chiếu sáng bốn phương”.
Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Quý Ly đặt tên cho cung Bảo Thanh ở đất Kim Âu xứ Thanh quê mình là Ly Cung. Nhưng những vĩ nhân đại nhân có tính khí này dễ tự cao huênh hoang, kiêu ngạo, hiếu chiến!

MỘT CÔNG TRÌNH ĐỘC ĐÁO CỦA HỒ QÚY LY NGOÀI THÀNH NHÀ HỒ

Hậu thế hoang mang là phải bởi công trình tòa thành đá xanh kỳ vĩ ấy kia, các kiến trúc sư đã đang và sẽ mệt óc tìm hiểu không biết cái phương thức thi công bằng kiểu gì? Tôi đồ rằng UNESCO vinh danh Thành Hồ là Di sản văn hóa nhân loại cũng là cái cách vinh danh vinh thăng và chiêu tuyết cho nhà cách mạng Hồ Quý Ly vậy?

    .

Những trận đánh khiến người phương Bắc kinh hồn bạt vía

(VTC News) - Đất nước Việt Nam nhỏ bé mà anh hùng. Trải ngàn năm Bắc thuộc mà không quỳ gối. Những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới cũng bị đánh đuổi. Người Việt Nam hiền hậu, nhưng hàng ngàn năm qua chẳng mấy khi được yên bình.

VTC News xin giới thiệu loạt bài viết của Nhà sử học Đặng Hùng, để chúng ta thêm tự hào về tổ tiên anh dũng của mình.

Bài 1: Nhà Tống muối mặt vì thất bại ê chề

Từ khi có lịch sử dân tộc, mở đầu bằng quốc gia Văn Lang, dân tộc ta đã kiên cường, bền bỉ chinh phục thiên nhiên, khai phá đất hoang, quai đê lấn biển và chống sự xâm lược của ngoại bang để tiếp tục sống và phát triển, bảo vệ quê hương đất nước.

Vua Lê Thánh Tông xưa đã từng căn dặn quần thần: “Một thước núi, một tấc sông của ta không nên vất bỏ... Nếu ngươi dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ (Vua Lê Lợi) mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di...” (ĐVSKTT-T2-NXBVHTT-Tr.344).

Thông qua những trang ghi chép của thư tịch cổ, chúng ta có quyền tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, xử lý khôn khéo, lúc cương lúc nhu trong chính sách đối ngoại của tổ tiên xưa.

Những trận đánh khiến người phương Bắc kinh hồn bạt vía
Tượng Lý Thường Kiệt trong Đại Nam Quốc Tự.