Sunday, November 4, 2012
Lật giở truyền thuyết Thành nhà Hồ
Trong làn sương mờ ảo
Năm 1397, Thành nhà Hồ được Hồ Quý Ly cho xây dựng. Hơn 600 năm sau công trình bằng đá đồ sộ này đã được UNESCO công nhận là di sản của toàn nhân loại. Suốt những năm qua, nhiều nhà nghiên cứu đã dày công tìm hiểu về những bí mật ẩn chứa tại tòa thành này. Nhưng cho đến giờ chưa một ai đưa ra được lời giải thích thấu đáo và cặn kẽ. Phủ lên Thành nhà Hồ vẫn là một màn sương mờ ảo của truyền thuyết với nhiều chi tiết nửa thực, nửa hư…Là một công trình tồn tại hàng chục thế kỷ, nhưng không hiểu vì lý do gì, các thư tịch cổ đầu thế kỷ XV đã không ghi chép kỹ lưỡng về việc xây dựng thành của Hồ Quý Ly. Việc này chỉ được nhắc đến với vài dòng trong một số bộ chính sử. Và vì thế, việc nghiên cứu thành phần nhiều khi phải dựa vào truyền thuyết được người dân lưu truyền qua bao đời…
"Định mệnh" một vương triều
(HNM) - Dời đô không phải chuyện hiếm trong lịch sử nhưng chỉ ở những thời khắc có tính quyết định tới vận mệnh một vương triều. Hồ Quí Ly, một nhà cải cách, ôm mộng kinh bang dựng thành An Tôn (Thành nhà Hồ), làm cuộc đổi dời, thế nhưng Quốc đô của nước Đại Ngu nhà Hồ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (1400-1407) với vai trò một trung tâm quân sự khiến "Anh hùng di hận kỷ thiên niên" (anh hùng để hận mấy ngàn năm).
Có một người anh hùng trong thơ Nguyễn Trãi
CAO VĂN ĐỊNH
Đó là Hồ Quý Ly (1336 -1407), người thất bại trong cuộc cải cách đất nước những năm ngắn ngủi của nhà Hồ (1400 - 1407). Hồ Quý Ly làm vua, tự xưng là Thánh Nguyên, rồi làm Thái thượng hoàng, đổi tên nước Đại Việt và tiến hành cuộc cải cách xã hội toàn diện và táo bạo(1). Tuy nhiên cuộc cải cách quá nôn nóng, chưa đủ điều kiện chín muồi, lại không hợp lòng dân nên nhà Hồ thất bại. Đất nước rơi vào tay nhà Minh xâm lược, muôn dân lâm vào cảnh lầm than, đó là cái kết cục bi thảm của nhà Hồ.
Subscribe to:
Posts (Atom)