Sửng sốt Ly Cung của triều đại nhà Hồ
Monday, November 25, 2013
Sửng sốt Ly Cung của triều đại nhà Hồ
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, hồ Sao Sỉa gần như trở thành một bãi đất bằng phẳng, cỏ dại mọc ngập mặt đất, trong khi tứ phía của hồ được bao bọc bởi rừng cây xanh thẳm. Ở vùng đất Đại Lại xưa (nay thuộc xã Hà Đông, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) là nơi khởi nghiệp của Vương triều Hồ, chính quyền địa phương và các nhà nghiên cứu vừa phát hiện thấy khu vực mà theo truyền thuyết là địa điểm Hồ Quý Ly sử dụng làm nơi đào tạo, rèn giũa binh sĩ, nằm ẩn trên khu đất bằng phẳng trong giữa khu rừng thông tĩnh mịch.
DÒNG DÕI HỌ HỒ (bài viết)
DÒNG DÕI HỌ HỒ
Viết xong tháng 9 năm 1990
Sửa chữa lần cuối tháng 12 năm 1992
Hồ Sĩ Tuấn tức Hồ Sĩ Hợp
(thuộc chi thứ ba họ Hồ ở Quỳnh Đôi )
Lời giới thiệuTrong cộng đồng dân tộc Việt Nam, họ Hồ có mặt trên một nghìn năm, từ tổ tiên xưa là trạng nguyên Hồ Hưng Dật. Ngài là người trong bộ tộc Bách Việt sang Việt Nam thời Ngũ Qúy làm quan Thái Thú Châu Diễn, Ngài đã sớm lui về hương Bào Đột hoà đồng với dân bản địa. Con cháu của Ngài đến nay đã trên 35 , 36 đời. Họ Hồ từ Quỳnh Lưu đã thành một dòng họ có mặt trên mọi miền đất nước, đóng góp phần tích cực của mình trong công cuộc Xây Dựng và Bảo Vệ Tổ Quốc, Quê Hương ............
Gốc tích họ Hồ của vua Quang Trung
Sau loạt bài Hành trình tìm mộ Hồ Quý Ly trên Báo Thanh Niên, chúng tôi nhận được phản hồi của nhiều bạn đọc muốn giải thích thêm về lai lịch họ Hồ của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ (tức Hồ Thơm). Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số tài liệu theo yêu cầu trên.
Manh mối xuất hiện của dòng họ Hồ (Tây Sơn) trên đất Quy Nhơn - Bình Định xưa kia liên quan đến cuộc nội chiến khốc liệt trong lịch sử nước ta thời Trịnh - Nguyễn phân tranh thế kỷ 17. Bấy giờ quân Trịnh chiếm Đàng Ngoài, quân Nguyễn ở Đàng Trong. Hai bên giành đất, tranh dân, đánh nhau 7 lần trong khoảng 45 năm, tính từ trận đầu tiên năm 1627 đến trận cuối vào 1672. Khoảng thời gian này, họ Hồ đã có mặt trên đất Nghệ An (thuộc chúa Trịnh) từ 700 năm trước, mà ông tổ khai sáng là Trạng nguyên Hồ Hưng Dật.
|
Tuesday, July 2, 2013
Hé lộ "người tình trăm năm" của Hồ Quý Ly
Chỉ nhờ một câu thơ trên bãi biển năm xưa, Hồ Quý Ly đã bất ngờ lấy được "người tình trăm năm" thuộc dòng dõi hoàng tộc.
Câu chuyện “được vợ” lạ lùng
Hồ Quý Ly, trước có tên là Lý Quý Ly, tự là Lý Nguyên, sinh năm 1335. Theo gia phả họ Hồ, Quý Ly vốn dòng dõi xa của Hồ Hưng Dật, vốn người Chiết Giang, Trung Quốc, sang làm Thái thú Diễn Châu (Nghệ An) thời Hậu Hán.
Ông có 2 người cô được vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ của hai vua Trần. Vì vậy, khi Trần Nghệ Tông lên ngôi, vua đã rất tín nhiệm và cất nhắc ông từ chức Chi hậu Tức cục Chánh chưởng lên Khu mật Đại sứ rồi lên Tiểu tư không, tiến phong Đồng bình chương sự, gia phong đến Phụ chính Thái sư nhiếp chính, Khâm Đức Hưng Liệt Đại Vương, Quốc tổ Chương hoàng. Sau đó ông cướp ngôi nhà Trần, đặt quốc hiệu là Đại Ngu, truyền ngôi cho con là Hán Thương.
Trong thời gian Hồ Quý Ly lên nắm quyền làm vua, ông có rất nhiều thê, thiếp. Ngoài những người vợ sống cùng ông trong hậu cung, một số người vợ còn lại ở các địa phương khác.
Câu chuyện “được vợ” lạ lùng
Bài học về lòng dân của nhà Hồ
Giữ nước trước hết là giữ dân, được lòng dân. Bài học xương máu ấy không bao giờ cũ trong bất cứ thời nào, chế độ nào.
Dân là gốc của nước. Giữ nước trước hết là giữ dân, được lòng dân. Bài học xương máu ấy không bao giờ cũ trong bất cứ thời nào, chế độ nào.
Hiểm họa từ phương Bắc
![]() |
Trong lịch sử hàng nghìn năm hiếm có triều đại nào xây thành quách kiên cố vững chãi như thành Tây Đô của nhà Hồ. |
Vì sao Hồ Quý Ly quyết định dời đô về An Tôn?
Việc dời đô về An Tôn của Hồ Quý Ly là để phòng chống giặc xâm lăng từ phía bắc là chủ yếu.

Nhiều quần thần can ngăn
Những sự kiện xảy ra liên tiếp trong 5 năm (1395 - 1400) phải kể đến là những việc có tác động đảo lộn lớn thu hút sự quan tâm của giới sử học: Trong đó phải kể đến việc dời đô về An Tôn.
Những sự kiện xảy ra liên tiếp trong 5 năm (1395 - 1400) phải kể đến là những việc có tác động đảo lộn lớn thu hút sự quan tâm của giới sử học: Trong đó phải kể đến việc dời đô về An Tôn.
Thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh
Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương và tướng sĩ, gia nhân lần lượt bị sa vào tay giặc. Bi kịch đó xảy ra vào nửa đầu tháng năm năm Đinh Hợi (1407).

![]() |
Thành nhà Hồ. |
Hồ Quý Ly và kế sách đối phó thù trong giặc ngoài
Qua các chính sách lớn được ban hành và thực thi sau khi Nghệ Tông mất cho đến năm 1400 cho thấy rõ Hồ Quý Ly không thể dừng bước.

Hồ Quý Ly phải trực tiếp đương đầu với nhiều trở lực (hình minh họa).

Đơn thương độc mã
Nhà Hồ mưu tính đánh đuổi quân Minh xâm lược thế nào?
(Kienthuc.net.vn) - Năm 1405, trước việc nhà Minh lăm le xâm lược nước ta, nhà Hồ cũng tiến hành một "Hội nghị Bình Than" để bàn mưu tính kế đánh quân xâm lược.
"Hội nghị Bình Than" của nhà Hồ
Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại: "Hán Thương xuống chiếu truyền gọi các quan an phủ sứ ở các lộ về triều để cùng với các quan ở kinh họp bàn kế nên đánh hay nên hòa. Có người khuyên nên đánh vì sợ để mối lo về sau. Quan trấn thủ Bắc Giang là Nguyễn Quân cho rằng nên tạm hòa, chiều theo những điều chúng muốn để hoãn binh thì hơn. Tả Tướng quốc (Hồ Nguyên) Trừng nói: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo". Quý Ly (nghe thế) liền ban thưởng cho cái hộp trầu bằng vàng".
Điều đó cho ta thấy cái nhìn sáng suốt và cũng là nỗi lo của Hồ Nguyên Trừng trước tình thế đất nước ngàn cân treo sợi tóc. Và cũng chứng tỏ Hồ Quý Ly không phải không biết đến điều thiết yếu ấy. Tuy nhiên, bấy giờ lòng dân ly tán, các quan thiếu sự đồng lòng nên không thể diễn ra một hội nghị Diên Hồng như dưới triều Trần được.
![]() |
Minh họa “Hội nghị Bình Than” thời nhà Hồ. |
Tìm thấy hiện vật lạ tại thành nhà Hồ
Hiện vật được chế tác từ đá, hình thang, phần đầu có lỗ tròn xuyên qua, trọng lượng hàng tấn. Các nhà khoa học nhận định có thể vật này được sử dụng trong kỹ thuật súng bắn đá chống lại kẻ thù…
Ngày 7/1, Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ (Thanh Hóa) cho biết, trong cuộc khai quật khảo cổ tại đường Hoàng Gia và khu vực hào thành mới đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra ba hiện vật rất kỳ bí. Chúng đều được chế tác từ đá vôi xanh, chủng loại tương tự đá dùng xây thành nhà Hồ, mang dáng dấp kiểu quả cân theo (dạng hình thang), có lỗ tròn xuyên qua phần thân phía trên, trọng lượng viên to lên tới hàng tấn.
Theo Viện trưởng Viện Khảo cổ học PGS.TS.Tống Trung Tín, đây có thể là đối trọng của đòn bẩy bắn đá (súng bắn đá cơ học) được dùng để bắn các viên bi đá phục vụ quân sự của nhà Hồ. Vào cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, đây có thể xem là loại vũ khí cơ học đóng góp vào công tác phòng thủ của nhà Hồ và công cụ này còn được các triều đại phong kiến về sau sử dụng.
![]() |
Nhiều người dân địa phương cho rằng hiện vật này dùng để cột voi, còn các nhà khoa học thiên về giả thuyết nó được dùng trong kỹ thuật quân sự (súng bắn đá) hoặc là một bộ phận của chiếc ròng rọc vận chuyển đá xây thành. Trong ảnh là hiện vật có kích cỡ nhỏ nhất. Ảnh: Lê Hoàng. |
Giải mã "công nghệ" xây thành nhà Hồ
(Kienthuc.net.vn) - Chỉ với công cụ thô sơ, vì sao dân ta có thể dùng những khối đá nặng hàng chục tấn để tạo nên các vòm cuốn kiệt tác ở thành nhà Hồ?
Đó là điều lâu nay vẫn khiến nhiều người thắc mắc.
Công trình quân sự kiệt tác
Nhà Hồ chính thức tồn tại được 7 năm trong khi những hoài bão cải cách của Hồ Quý Ly còn đang dang dở. Nhà Hồ thành lập không được lòng dân, lại gặp lúc nhà Minh ở thế vương triều mới lập, sức mạnh đang lên nên nhanh chóng mất nước. Trong 6 năm tồn tại ngắn ngủi đó, triều Hồ cũng đã để lại cho đời sau 1 di sản độc đáo là thành nhà Hồ.
Thành nhà Hồ có nhiều tên gọi khác như thành An Tôn, thành Tây Đô… Gọi là thành nhà Hồ là gắn liền với triều đại đã xây nên nó. Gọi thành An Tôn là dựa theo địa danh, khu vực xây thành, dưới triều Trần được gọi là động An Tôn. Gọi Tây Đô là vì xét theo vị trí kinh tuyến thì thành này nằm ở phía tây so với Thăng Long.
![]() |
Cổng chính của thành với 3 vòm cuốn – là hình ảnh quen thuộc khi nói tới thành nhà Hồ. |
Những bí ẩn chưa lời giải về thành nhà Hồ
Thời gian, kỹ thuật xây thành, đôi rồng đá bị mất đầu và ngôi mộ táng khổng lồ ở đàn tế Nam Giao…là những bí ẩn chưa lời giải của thành nhà Hồ.
Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Thành được Hồ Quý Ly cho xây vào mùa xuân năm 1397, còn gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội). Nơi đây từng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa vào cuối triều Trần và kinh đô của nước Đại Ngu trong khoảng 7 năm, từ 1400 đến 1407.
Sử cũ chép, vào năm 1397, đất nước đứng trước nạn xâm lăng của nhà Minh, Hồ Quý Ly đã lệnh cho quan Thượng thư Bộ Lại kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tĩnh đến thị sát vùng đất Thanh Hoá để xây dựng thành trì, chuẩn bị cho việc định đô. Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay thuộc xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là cách để hướng lòng người trong thiên hạ xa lánh, đoạn tuyệt với nhà Trần.
![]() |
Cổng Nam thành nhà Hồ, đây là cổng chính, lớn nhất dẫn vào Hoàng thành. Ảnh: Lê Hoàng. |
Vì sao Hồ Quý Ly chọn tên nước là Đại Ngu?
(Kienthuc.net.vn) - Có thể nói, dưới triều đại nhà Hồ, ý nghĩa của quốc hiệu Đại Ngu - sự bình yên lớn - mới chỉ thực hiện được non nửa.
.
.

Từ tháng 3 năm 1400, sau khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền, Quốc hiệu Đại Việt của dân tộc Việt đã được đổi thành Đại Ngu. Quốc hiệu này bắt nguồn từ truyền thuyết cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn – một vị vua của Trung Hoa cổ đại nổi tiếng vì đã đem lại sự bình yên và thịnh vượng cho dân chúng.
Subscribe to:
Posts (Atom)